Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Bước ra ngoài nhiều hơn để học hỏi

Ngọc Trai thực hiện

Nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh đại học năm 2015 đang diễn ra khắp cả nước. Tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm việc không đúng chuyên ngành được đào tạo là một trong những băn khoăn của nhiều thí sinh trước kỳ thi tuyển. Dịp này, Sài Gòn Tiếp Thị có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Trần Phi Yến, thành viên sáng lập Công ty ZigZag Career, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.

SGTT: Sinh viên ra trường hiện rất khó tìm được việc làm đúng với ngành nghề được đào tạo. Theo bà, nguyên nhân do đâu?

– Bà Nguyễn Trần Phi Yến: Ngoài những yếu tố về năng lực cá nhân (kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ…), sinh viên thường bỏ quên một yếu tố vô cùng quan trọng, đó là năng lực xã hội (social capital). Theo đó, sinh viên phải có kỹ năng xây dựng, tạo lập những mối quan hệ với những người trong và ngoài ngành học, với những người đi trước để học hỏi và tăng khả năng tìm kiếm việc làm đúng ngành.

Mặc dù các bạn trẻ rất nhanh nhạy trong việc tiếp cận với cái mới và cùng với sự phát triển của công nghệ, sự nhạy bén này sẽ mở ra nhiều cơ hội. Tuy nhiên, các bạn còn yếu kỹ năng tạo dựng mạng lưới các mối quan hệ do còn e ngại nói chuyện với người lạ, nên chỉ giao du với những người trong “vùng an toàn”.

Bà Nguyễn Trần Phi Yến - Sinh năm: 1988 - Học vấn: Cử nhân ngành quan hệ quốc tế, thạc sĩ kinh doanh trường Gloucestershire, Mỹ. - Công việc hiện tại: Sáng lập và điều hành ZigZag, giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM.
Bà Nguyễn Trần Phi Yến – Sinh năm: 1988
– Học vấn: Cử nhân ngành quan hệ quốc tế, thạc sĩ kinh doanh trường Gloucestershire, Mỹ.
– Công việc hiện tại: Sáng lập và điều hành ZigZag, giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM.

Từng tiếp xúc và tư vấn cho nhiều học sinh, sinh viên, bà nhận xét như thế nào về sự quan tâm cũng như định hướng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay?

– Khi định hướng nghề nghiệp, tôi hiểu rằng các bạn trẻ gặp rất nhiều áp lực. Áp lực từ gia đình buộc con cái theo ngành nghề họ muốn; áp lực từ xã hội với định kiến cao thấp, sang hèn về nghề nghiệp; áp lực từ quan hệ cung-cầu trong thị trường lao động và cả áp lực từ bạn bè cùng trang lứa… Do đó, các bạn bị rất nhiều luồng ý kiến phân tán, nên chưa thể hiểu rõ cái mình thật sự muốn và có thể làm tốt nhất là gì.

Theo tôi, các bạn cần phải tham khảo chuyên gia, cần có người dẫn đường, đôi khi phải cần nhiều người dẫn đường nữa vì trong mỗi một giai đoạn khác nhau sẽ có những người đỡ đầu phù hợp nhất. Nhưng quan trọng nhất vẫn là chính bản thân mình, các bạn phải là người quyết định xem mình muốn gì trong từng giai đoạn cụ thể.

Để có thể định hướng nghề nghiệp cho mình, học sinh, sinh viên cần làm những gì?

– Từ các bậc học phổ thông, thanh niên cần định hướng nghề nghiệp cho mình trước khi chọn ngành học ở bậc cao hơn.

Để định hướng nghề nghiệp, vài điều rất thực tế tôi khuyên sinh viên nên thực hiện: Thứ nhất, nói chuyện với ít nhất năm người thuộc thế hệ đi trước đang làm trong ngành nghề mình sẽ chọn, tìm hiểu về thực tế công việc của họ hàng ngày như thế nào để hiểu thêm ngành nghề. Thứ hai, nếu thích nhiều ngành nghề cùng một lúc thì viết ra danh sách những ngành nghề mình thích, làm trắc nghiệm MBTI (phân loại tính cách) và hỏi những người mình nói chuyện xem trong danh sách đó, nghề nào phù hợp với mình nhất. Thứ ba, nên tham dự các hội chợ việc làm và hội thảo nghề nghiệp để nắm bắt nhu cầu thị trường lao động và hiểu rõ hơn các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức của nhà tuyển dụng. Thứ tư, tận dụng kênh YouTube vì có rất nhiều bạn trẻ trên thế giới chia sẻ về định hướng nghề nghiệp mà các bạn trẻ Việt Nam có thể học hỏi.

Điểm trừ của các bạn sinh viên, học sinh hiện nay là gì, thưa bà?

– Theo tôi thì các bạn sinh viên, nhất là sinh viên mới ra trường còn thiếu là “sự chấp nhận”. Tôi mong các bạn chấp nhận là mình không có kinh nghiệm gì để luôn tự học hỏi trong công việc và cuộc sống. Chỉ khi chúng ta chấp nhận mình cần phải học tập nhiều thì chúng ta mới tiến bộ nhanh được.

Các bạn hãy ra ngoài nhiều hơn, tham gia nhiều hoạt động xã hội để mở rộng mối quan hệ. Khi “bước ra ngoài”, các bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều người, với nhiều tính cách và kiến thức khác nhau mà bạn có thể học hỏi. Việc học cũng không vất vả lắm, chỉ cần quan sát cách đối nhân xử thế, cách giao tiếp, làm việc, cách người ta nói chuyện, ăn uống, bắt tay… từ đồng nghiệp, bạn bè, từ cấp trên và mọi người chung quanh rồi tích lũy cho mình. Mỗi tuần hay mỗi tháng, cố gắng tìm kiếm điều gì mới cho bản thân như đọc một quyển sách mới, đến một nơi mới, gặp một người mới…

Bà nghĩ như thế nào về tình trạng nhảy việc của sinh viên mới ra trường hiện nay?

– Đi ngược lại với xu hướng trước kia là ưa thích sự thoải mái và ổn định với những thói quen sẵn có trong công việc, các nhà tuyển dụng hiện nay lại luôn đánh giá cao những nhân viên nào có sự nhanh nhẹn và chủ động khi tìm kiếm công việc mới cho bản thân của mình. Thay đổi công việc hay còn được gọi là “nhảy việc” đã không còn là một điều bất lợi khi bạn đi gặp gỡ các nhà tuyển dụng nữa, bởi điều quan trọng ở đây là việc bạn chứng tỏ mình là một ứng viên sáng giá và khác biệt trong mắt các nhà tuyển dụng. Bạn phải biết “nhảy việc” một cách khôn ngoan, hợp lý và đúng đắn để có thể tạo cho bản thân một hình ảnh chuyên nghiệp và đa tính cách, bởi chỉ có những người đa tính cách mới có thể dễ dàng thích ứng nhanh nhất trong mọi hoàn cảnh và môi trường khác nhau.

Trong thời đại “toàn cầu hóa” hiện nay, nhất là khi Cộng đồng kinh tế ASEAN ngày càng gần hơn, sự dịch chuyển lao động giữa các nước không còn quá khó. Lao động Việt Nam sẽ cạnh tranh với nguồn lao động các nước trong khối. Theo bà, sinh viên Việt Nam cần làm những gì để sẵn sàng gia nhập thị trường lao động mới này?

– Tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ thành thạo là hai điều bắt buộc người lao động phải có nếu muốn cạnh tranh ở thị trường lao động mới này. Ngoài ra, cần rèn luyện thái độ tận tụy với công việc, khi được giao nhiệm vụ phải cố gắng hết sức để tạo ra kết quả tốt nhất. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể tồn tại bền vững trong môi trường cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Thổi bùng vị giác với nồi lẩu gà chanh ớt trưa...

0
(SGTT) – Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều người bởi giá hợp lý, chế biến được nhiều món. Hôm nay, loại...

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Kết nối