Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Bồi hồi chợ nổi xưa – Nét đẹp đặc trưng miền sông nước

(SGTT) – Đồng bằng sông Cửu Long, miền sông nước với mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Từ lâu, bà con nơi đây ngược xuôi trên những dòng sông, con kênh và cũng chính vì thế đã đúc kết nên một nét văn hoá đặc trưng của miền sông nước, đó là chợ nổi.

Khoảng 20-30 năm trước, với dân miệt đồng bằng Nam bộ, chợ nổi được coi là hình thức giao thương phổ biến nhất. Thời đó, ghe xuồng thì tấp nập ngược xuôi, đường sá không thông thoáng như bây giờ.

Nhà này cách nhà kia bằng con mương, đi vài cây số là thấy cách dòng kênh, con rạch nhỏ, chẳng chịt giăng khắp miền tây nên người ta nói Đồng bằng Sông Cửu Long, miền sông nước là vì vậy. Thời đó, nhà nào cũng có ghe xuồng, ít nhất là 1 chiếc.

Về sau có vỏ lãi (tên một loại thuyền máy), phương tiện này giúp di chuyển trên sông nhanh hơn. Chưa kể, có nhà buôn bán, chở lúa có ghe hàng tấn. Tết, người ta hẹn nhau đi chợ nổi. Ngày thường, chợ họp từ lúc rạng đông tới chập 7:00 hoặc 8:00 đã thưa người rồi. Còn ngày tết, chợ họp cả đêm cả ngày đều có.

Chợ nổi Trà Ôn, Vĩnh Long tấp nập từ sáng đến chiều tối. Ảnh: vietfuntravel

Mấy thương lái, họ ăn ngủ, cắm sào ở lại trên sông để bán tết. Thông thường, người ta chi tiêu cái gì còn dè xẻng, tiết kiệm, song tết hầu như nhà ai cũng mừng lớn hơn, không phải là lãng phí mà vì một năm chỉ có một lần.

Hồi 20-30 năm trước, trái cây là có độ tưởng cao về chất lượng, nông sản sạch. Điểm đặc trưng của chợ nổi là trên mỗi con tàu, ghe, người ta hay cắm cây nêu treo thứ mình bán. Từ xa, nhìn là biết. Đi chợ tết phải đi ghe xuồng nhỏ thôi, để dễ mà luồng lách vì đông lắm.

Mẹ tôi kể, hồi trẻ, lúc mới lập gia đình, chiều 29 hay 30 thu xếp xong công việc nhà ở Vị Thanh, mấy dì cùng chèo ghe về nhà ngoại ở Phụng Hiệp (Hậu Giang), cứ toàn đi ghe, thay nhau mà chèo. Lần nào cũng vậy, tới khúc Ngã Bảy, Phụng Hiệp là độ 3:00 đến 4:00 sáng, người ta đã đi chợ nườm nượp. Vui lắm! Ghé chợ nổi, mấy dì với mẹ mua trái cây, bánh kẹo về biếu ngoại, cho mấy anh con cậu mợ ở nhà.

Tuổi thơ tôi lớn lên rất may mắn vẫn còn có dịp đi chợ nổi, được bà, được mẹ mua đồ ăn sáng hủ tiếu thơm lừng trên sông. Tôi vẫn nhớ cảm giác mình ngồi trên chiếc ghe nhỏ nhấp nhô theo sóng nước, mỗi khi mua gì, lại tìm cách chuyền qua tàu lớn để tha hồ nhìn ngắm sản vật.

Bây giờ giao thông thuận tiện, chợ nổi trở thành thứ yếu. Nhắc lại, mẹ bảo nhớ bầu khí chợ nổi, một nét văn hóa của Đồng bằng sông Cửu Long đang dần mai một. Hiện nay, ở các tỉnh thành như thành phố Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang… hình thức chợ nổi được cố sức gìn giữ, duy trì. Tuy nhiên nhìn chung, do nhu cầu đi lại, giao thương bằng cách này ít nên kết hợp với du lịch, thu hút khách từ phương xa đến. Dù vậy, chợ nổi vẫn là nét đặc thù văn hóa sông nước và đi vào ký ức nhiều thế hệ người Nam bộ.

Hùng Luân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khi rau xanh không chỉ để ăn

0
(SGTT) - Không chỉ cung cấp thực phẩm hữu cơ, an toàn, những vườn rau xanh mướt tại các khu nghỉ dưỡng đang dần...

Các tour du lịch định hướng ‘xanh’ ngày càng được ưa...

0
(SGTT) - Những năm gần đây, du lịch xanh tại TPHCM đang phát triển mạnh và được nhiều du khách ủng hộ, đặc biệt...

Sáng kiến Điểm đến An toàn: Đồng hành cùng doanh nghiệp...

0
(SGTT) - Ngày 5-4, tại TP Châu Đốc, An Giang, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn của Tạp chí Kinh tế Sài...

Nhà hàng tại Quảng Nam nỗ lực làm du lịch xanh

0
(SGTT) - Tại Quảng Nam, một số doanh nghiệp đang hướng đến việc đầu tư cho du lịch xanh, bền vững, trong đó có...

Trao ‘hộ chiếu xanh’ khi du lịch xứ dừa

0
(SGTT) - Đã có 15 du khách được trao "hộ chiếu xanh" (passport Net Zero) khi tham gia tour “Net Zero tours Bến Tre”...

Người dân Nhà Bè thức đêm làm du lịch

0
(SGTT) - Không huyên náo như tại trung tâm TPHCM, về huyện Nhà Bè ban đêm rất êm ắng, thanh bình, tưởng chẳng có...

Kết nối