Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất đưa Zalo, Viber, Telegram vào diện quản lý

Bộ Thông tin và Truyền thông trong tờ trình dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi cho rằng các ứng dụng OTT của Zalo, Viber, Telegram có thể được coi là dịch vụ viễn thông và cần quản lý theo Luật Viễn thông.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất quản lý Zalo, Telegram theo Luật Viễn thông – Ảnh: chụp qua điện thoại

Theo Cổng thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tờ trình Chính phủ về dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá dịch vụ cung cấp tính năng tương tự dịch vụ viễn thông như gọi điện, nhắn tin cần được coi là dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, các ứng dụng của Zalo, Viber, Telegram đang được sử dụng thay thế dịch vụ viễn thông, được gọi là OTT viễn thông. Pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lý, dẫn đến không bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh thông tin, nên cần quản lý theo luật Viễn thông.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất quản lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tránh tình trạng bảo hộ ngược giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đến người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, với dịch vụ OTT viễn thông có thu cước, nhà cung cấp trong nước phải có giấy phép, còn nhà cung cấp xuyên biên giới phải thông qua thỏa thuận thương mại với một nhà cung cấp được cấp phép trong nước.

Trường hợp dịch vụ OTT viễn thông không thu cước, nhà cung cấp cần thông báo, đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông. Riêng nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có quy mô lớn tại Việt Nam, ví dụ theo số người sử dụng, phải có thỏa thuận thương mại hoặc đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến quyền lợi người sử dụng và tuân thủ pháp luật.

Thực tế, các nhà cung cấp dịch vụ OTT tại Việt Nam hiện không có liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Một số khu vực, quốc gia ở châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc đã phân loại dịch vụ này là dịch vụ viễn thông và thực hiện quản lý theo pháp luật về viễn thông.

T.Huy

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bùng nổ công nghệ: cần ‘siết lại’ để đảm bảo lợi...

0
(SGTT) - Hai thập niên trước đây là giai đoạn các nước để công ty công nghệ tự quản lý, tuy nhiên trước tình...

Đào, Phở và Piano, ChatGPT, giá vàng… là những từ khóa...

0
Mới đây, trình duyệt Cốc Cốc phát hành Báo cáo Xu hướng tìm kiếm quí 1-2024. Theo đó, những từ khóa như "Đào, Phở...

Những thiết bị công nghệ nổi bật tại MWC 2024

0
Ngày 26-2 (giờ Tây Ban Nha), Triển lãm thế giới di động MWC 2024 đã chính thức khai mạc tại Barcelona với nhiều sản...

Cánh tay robot từ Thảo Điền

0
(SGTT) - Một startup tại Thảo Điền, quận 2, TPHCM tự thiết kế và sản xuất những cánh tay “người máy”, nối dài niềm...

Kính Apple Vision về Việt Nam, giá bán gần bằng chiếc...

0
Mở bán từ ngày 2-2 tại Mỹ, sản phẩm mới Vision Pro của Apple đã được một số thương gia tại Việt Nam nhập...

Robot giao hàng tạo làn sóng mới cho kinh tế Hàn...

0
(SGTT) - Robot giao hàng đã trở nên quen thuộc trên vỉa hè đường phố ở thủ đô Seoul và các đô thị lớn...

Kết nối