Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, thêm mức thuế với bia rượu, thuốc lá

Trong đề án xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến, ngoài nội dung tăng tiếp thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu, thuốc lá, Bộ Tài chính một lần nữa đề xuất đưa nước ngọt vào diện chịu thuế.

Bộ Tài chính một lần nữa đề xuất đưa nước ngọt vào diện chịu thuế.

Theo TTXVN, với đồ uống có đường (nước ngọt), Bộ Tài chính đề nghị chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức phù hợp. Việc này được lý giải nhằm bảo vệ sức khỏe người dân theo khuyến nghị của WHO và đảm bảo các thông lệ quốc tế.

Bộ Tài chính cho biết, các số liệu cho thấy tình hình tiêu thụ nước ngọt ở Việt Nam đã tăng mạnh, gấp 7 lần trong 15 năm qua, từ mức trung bình 6,6 lít/người năm 2002 lên 50,7 lít/người năm 2018; năm 2020, sản lượng đồ uống, nước ngọt có ga tại Việt Nam đạt khoảng 3,3 tỉ lít và 1,5 tỉ lít, xu hướng tiêu thụ đồ uống có đường vẫn đang ngày càng gia tăng.

Kết quả điều tra dinh dưỡng giai đoạn 2000-2010 và 2010-2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia ghi nhận, tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong tất cả lứa tuổi ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

Cũng theo TTXVN, từ năm 2014, Bộ Tài chính đã từng đề xuất mức thuế suất cụ thể là 10% đánh vào đồ uống có đường nhưng nhiều bộ, ngành không đồng thuận. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp đánh giá luận cứ áp thuế khi đó chưa thực sự thuyết phục, Bộ Công Thương lo tác động tiêu cực tới triển vọng kinh doanh.

Theo Cổng thông tin Bộ Tài chính, với bia, rượu, thuốc lá, thuế tiêu thụ đặc biệt các năm qua đã tăng theo lộ trình. Từ 2016-2018, sắc thuế này với rượu từ 20 độ trở lên và bia tăng từ 55% lên 65%. Thuốc lá, xì gà bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt 75% từ năm 2019. Tuy nhiên việc sử dụng các mặt hàng này ở Việt Nam vẫn ở mức cao.

Việt Nam là nước tiêu thụ bia nhiều nhất Đông Nam Á, thứ ba tại châu Á. Năm 2019, lượng bia tiêu thụ bình quân một người khoảng 47,6 lít, gấp 1,2 lần năm 2015; rượu mạnh và rượu trắng là 3,4 lít.

Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng cần tiếp tục kiểm soát hơn nữa việc sử dụng bia, rượu, thuốc lá do mức thuế hiện nay mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ, đề xuất tăng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình và phải đảm bảo mức tăng này sau khi điều chỉnh theo kịp mức tăng thu nhập và lạm phát. Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá điện tử) và thiết bị, bộ phận, dung dịch của thuốc lá mới vào Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thiệt hại kinh tế do thuốc lá gây ra hơn 108.000...

0
(SGTT) - Theo Bộ Y tế, ước tính thiệt hại kinh tế đối với xã hội do hút thuốc lá chủ động và thụ...

Ngành thuế khuyến cáo người dân không sử dụng dịch vụ...

0
(SGTT) - Vì lý do bảo mật, Cục thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục thuế) khuyến cáo người nộp thuế tuyệt đối không chia...

‘Vaping’ không phải là ‘hút thuốc lá’!

0
(SGTT) - Lời mở đầu: Tôi cố tình tô đậm từ “Vaping” và không muốn dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt mặc dù nhiều...

Cảnh báo ma túy ‘núp bóng’, đề xuất cấm toàn bộ...

0
Tại hội thảo về các vấn đề liên quan đến mua bán, sử dụng thuốc lá mới do Bộ Y tế tổ chức, đại...

Bộ Tài chính: Vẫn còn thất thu lớn từ thuế thương...

0
Bộ Tài chính cho biết, số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử đang tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn...

Bản tin 360 độ sống khỏe: Những lưu ý khi uống...

0
(SGTT) - Theo bác sĩ, việc ngâm rượu từ thực vật, động vật phải có sự chỉ định của các bác sĩ Đông y....

Kết nối