Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

Bí quyết trồng nho trĩu quả trên sân thượng 20 mét vuông của mẹ đảm Sài Gòn

Bạn đọc cùng làm báoBí quyết trồng nho trĩu quả trên sân thượng 20 mét vuông...
(SGTT) – Khuôn viên ở sân thượng rộng khoảng 20m² của gia đình chị Lê Thị Ngọc Trân (quận Phú Nhuận) được phủ kín các loại cây, nổi bật nhất là giàn nho trĩu quả đang vào mùa thu hoạch, khiến ai ngắm cũng thích thú và không quên hỏi cách chăm sóc.

Hiện nay, trồng nho trên sân thượng là cách nhiều chị em lựa chọn bởi không chỉ cung cấp nguồn trái cây sạch cho gia đình, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, còn tạo nên không gian vườn nhà thoáng mát, tuyệt đẹp. Đó cũng là sở thích và mong ước từ lâu của hai chợ chồng chị Ngọc Trân.

Ngắm giàn nho trên sân thượng của chị Trân, nhiều người sẽ bất ngờ khi biết được chị từng có quãng thời gian trồng nho thất bại. Chị Trân chia sẻ từ lâu, hai vợ chồng nhà chị đã nuôi ước mơ có được giàn nho sai trĩu quả trên sân thượng.

Khoảng cuối năm 2015, gia đình quyết định mua một gốc nho giá 200.000 đồng ở đường Thành Thái (quận 10, TPHCM) nhưng khi cây trồng không thể phát triển được. Sau 6 tháng chăm bón, tình hình cây không cải thiện nên chị quyết định bỏ cuộc.

Đến bây giờ, sau thời gian nghiên cứu, “mình mới phát hiện ra giống nho ngày trước trồng là nho dại. Cho đến hôm nay, khi đã có kinh nghiệm về trồng trọt, vợ chồng mình quyết tâm xây dựng lại ước mơ năm xưa với kết quả xứng đáng là giàn nho trĩu quả xum xuê”, chị Trân nói.

Giàn nho trĩu quả vào mùa thu hoạch.

Hiện nay, những gia đình tại các thành phố lớn nên tận dụng khu vực sân thượng để trồng cây, đặc biệt là giàn nho vừa thoáng mát vừa có trái ngọt để thưởng thức. Vậy cách chăm sóc như thế nào, dưới đây chị Trân sẽ bật mí ngay bí quyết trồng nho trĩu quả như “chuyên gia” ngay tại nhà.

1. Chọn giống nho chất lượng

Loại giống chị Trân trồng là nho đỏ Phan Rang – giống ghép thân gỗ, cây chịu mưa tương đối hơn giống nho xanh Phan Rang. Thời gian đậu trái thu hoạch cũng sẽ nhanh hơn giống khác, khoảng 9 tháng so với giống khác là một năm.

2. Cách trồng nho

– Chuẩn bị chậu 80x100cm.

– Xử lý đất trồng: trộn 1 bao đất Tribat 50 dm3 với 1 bao phân bò hoại mục 20 dm³, trộn thật đều bón vào 1/3 chậu, sau đó để gốc nho vào. Kế tiếp, mọi người bón hết 1 bao đất Tribat lấp đầy thân cây. Lớp đất này chiếm 2/3 chậu và rải thêm 1 lớp đất trộn phân bò dày 10cm, san phẳng đất cho đều chậu.

– Tưới nước giúp đất mềm ẩm, tưới phun sương nhẹ quanh lá.

– Sau khi cắm gốc khoảng 4 ngày, trộn đều 200gr phân lân và 50gr phân ba màu, bón quanh gốc hoặc rải mặt chậu sau đó tưới ngập nước.

– Quan sát “cành cha”, lựa chọn cành to nhất đẹp nhất và dài nhất xắt tất cả các nhánh trên thân cây nho, cắt sát mắc nho, chỉ để lại một nhánh to khỏe đẹp duy nhất.

3. Giai đoạn kích cành

 – Giai đoạn này kéo dài 4-5 tháng tính từ lúc cấm gốc bón phân lần đầu tiên. Lặp lại nhưng thao tác dưới đây cho tới khi cây nho leo đầy giàn.

– Cắt ngọn lần đầu tiên được thực hiện khi 1 “cành cha” (cành còn lại sau khi thực hiện cắt bỏ các cành khác ở giai đoạn 1) cao hơn giàn từ 15-20cm và cành chuyển thành màu nâu gỗ (chuyển thành thân gỗ). Dùng kéo bấm ở ngọn, vài ngày sau tại đó sẽ nứt ra 2,3 chồi con. Các chồi đó gọi là cành con “cấp 1”.

– Khi các cành con cấp 1 dài được khoảng 1m tới 1m² và màu cành chuyển sang màu gỗ thì ta thực hiện cắt ngọn cho các cành con cấp 1 này. Tại mỗi vị trí cắt sẽ nứt ra thêm 2, 3 cành con nữa, gọi là cành con “cấp 2”.

– Thực hiện kĩ thuật cắt cành tương tự 2 bước trên cho cành con cấp 3, 4… Cho đến khi cây leo kín giàn ta chuyển sang giai đoạn kích trái cho giàn nho.

– Lưu ý: bón 50gr phân 3 màu khi bắt đầu giai đoạn kích cành, sau đó cứ 30 ngày/1 lần, mỗi lần 50gr phân 3 màu; duy trì tưới nước 2 ngày 1 lần.

Giai đoạn kích cành kéo dài 4-5 tháng tính từ lúc cấm gốc bón phân lần đầu tiên.
4. Giai đoạn kích trái

– Giai đoạn này kéo dài 3-4 tháng kể từ khi nho đã leo kín giàn.

– Tiếp tục bấm cành tại tất cả các cành thân gỗ sẽ mọc ra “cành non”. Vị trí trên cành non mà có lá nho mọc trên cành gọi là “mắc” cành nho và sẽ tiến hành bấm (cắt) bỏ tại vị trí mắc từ 2-3cm trở đi, không cắt phần lá nho tại vị trí mắc.

– Sau 10-15 ngày sẽ ra hoa tại các vị trí “mắc” mà ban đã bấm,  20 ngày kể từ khi ra hoa, hoa sẽ chuyển sang trái non.

– 20 ngày sau, trái non sẽ bắt đầu chuyển sang ửng đỏ, 1 tháng kể từ khi trái chuyển đỏ là nho chuẩn bị ăn được.

– Lưu ý: Bón 50gr phân 3 màu khi bắt đầu  kích trái, sau đó cứ 30 ngày /1 lần, lần 50gr phân 3 màu. Duy trì tưới nước 2 ngày/lần không bấm cành kích trái cho các cành nho đã chuyển sang thân gỗ. Thời điểm nho chín, có thể ở được trên giàn được tháng.

Chắc hẳn cảm giác thu hoạch nho mình trồng rất vui rất thích rất hạnh phúc, nhất là được ăn nho sạch cảm giác tuyệt vời lắm. Cùng bắt tay vào trồng nho thôi nào.

Hoài Ly

Ảnh nhân vật cung cấp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Tổ chức ngày Chung tay gói quà trước thềm Caravan lần thứ 32

0
CLB Doanh nhân 2030 tổ chức Ngày Chung tay ráp 200 xe đạp, gói quà, dán decal… chuẩn bị cho hành trình về Kon Tum trao quà thiện nguyện. Công bố Caravan 2030 lần thứ 32 “Kon Tum ơi! Ta về” CLB Doanh nhân 2030 kỉ niệm 22 năm...

Tiền Giang: Hạn mặn làm nông dân trồng rau lo mất trắng mùa vụ

0
(SGTT) - Hiện nay, tình hình sản xuất cây trồng ở nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre... đang gặp nhiều khó khăn do xâm nhập mặn lan rộng và kéo dài. Tại huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), hàng trăm...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản lý nước từ thải nước sang giữ nước bằng loạt công việc, như vận hành đập ngăn mặn, nạo vét kênh mương để trữ thêm...