Thứ Sáu, Tháng Chín 20, 2024

Bản đồ ẩm thực: Cốm dẹp – hương vị làm nao lòng thực khách khi ghé thăm Trà Vinh

(SGTT) – Đến với Trà Vinh, du khách không chỉ thích thú trước nét kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa lâu đời, hàng cây cổ thụ với hình dáng kỳ lạ bao quanh Ao Bà Om… mà còn được người bản địa chiêu đãi món ăn vặt độc đáo – cốm dẹp.

Theo người dân kể lại, cốm dẹp xuất hiện cách đây hơn 100 năm, là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, gắn liền với lễ hội Ok om bok. “Ok” là động tác dùng tay để đút vô miệng còn “Om bok” có nghĩa là cốm dẹp. Như vậy có thể hiểu Ok Om bok là đút cốm dẹp. Lễ hội được tổ chức vào đêm Rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm – thời điểm kết thúc một chu kỳ mặt trăng quay quanh mặt trời và cũng là lúc hết thời vụ của năm. Cúng trăng là để tạ ơn Thần Mặt trăng đã bảo vệ mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu.

Trong dòng chảy giao lưu văn hóa ẩm thực, cốm dẹp không chỉ xuất hiện trong lễ hội mà dần trở nên phổ biến, ghi tên tại nhiều nơi trên bản đồ ẩm thực Việt Nam. Để làm nên món cốm dẹp trứ danh, người ta phải trải qua một quy trình làm công phu và tỉ mỉ.

Đầu tiên, phải dùng loại nếp vừa đỏ đuôi, chưa chín rộ, hạt còn mềm, giữ được chút sữa. Nếp ngâm nước khoảng vài phút trước khi bỏ vào nồi rang chín thật đều. Khi hạt nếp vừa giòn thì cho vào cối, dùng cối bồng, chày bằng gỗ để giã. Mỗi mẻ cốm dẹp cần 4 người, trong đó có 2 người cầm chày giã, một người đảo cốm và một người lọc cho sạch bụi. Ở nông thôn, người ta thường chọn những đêm trăng sáng để giã cốm, thường là một đôi nam nữ.

Ăn cốm vừa mới giã xong có thể cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của nếp. Nhưng để tạo ra món cốm dẹp nổi tiếng gần xa thì cần thêm một số bước nữa. Theo đó, cốm vừa giã xong đem trộn với dừa nạo, đường cát, thêm chút nước dừa, khoảng 15 phút cho mềm là hoàn thành.

Có dịp ghé thăm Trà Vinh, du khách sẽ thấy cốm dẹp được bày bán ở nhiều nơi theo hình thức mang đi. Cốm dẹp có thể thưởng thức bằng muỗng, cuốn với bánh tráng ngọt, bánh phồng. Nếu dùng lá chuối, lá sen bọc cốm lại, lá cũng sẽ vấn vương mùi cốm.

Trải nghiệm thực tế, người viết cảm thấy thú vị khi thưởng thức cốm dẹp. Món ăn vặt này thơm mùi nếp sữa, vị béo của dừa và ngọt của đường, tất cả hòa cùng nhau để tạo nên dư âm đậm đà khó quên. Thế nên, chẳng lạ gì khi thức quà vặt này lại được nhắc đến khi nghĩ về vùng đất Trà Vinh.

Bản đồ ẩm thực Việt Nam là chuyên mục mà Sài Gòn Tiếp Thị mong muốn truyền tải đến những du khách trong và ngoài nước các món ăn đậm nét văn hóa ẩm thực vùng miền do đầu bếp và người sành ăn địa phương giới thiệu. Thông qua đó, mọi người vừa thăm thú danh lam thắng cảnh vừa thưởng thức những món ăn ngon, khó quên. Mọi hình ảnh món ăn đặc trưng của các địa phương do bạn sở hữu có thể gửi về cộng tác với Sài Gòn Tiếp Thị tại địa chỉ e-mail: ducduy@thesaigontimes.vn

Hoàng Long

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lênh đênh sông nước Sóc Trăng, thử bún nước lèo ‘đặc...

0
(SGTT) - "Ai bún nước lèo hông?", tiếng rao đon đả của bà Hồ Thị Thu, 54 tuổi, vang trên chợ nổi Ngã Năm,...

Ngọt dẻo món mè xửng, đặc sản đất cố đô Huế

0
(SGTT) - Mè xửng là đặc sản không thể tách rời trong biểu tượng văn hóa đất cố đô Huế. Nhiều người nói vui,...

Những câu chuyện ẩm thực thú vị về món chè hé...

0
(SGTT) - Nếu có dịp du lịch Đà Lạt, người ta thường hay rủ nhau thưởng thức bánh căn, bánh mì xíu mại, lẩu...

Trứng chiên ngải cứu – món ăn vị thuốc quen thuộc...

0
(SGTT) – Tuy không nổi bật như bún chả, phở gà, bún thang… nhưng trứng chiên ngải cứu lại có riêng những thực khách...

Về Đà Nẵng nhớ thưởng thức 5 món ăn, đặc sản...

0
(SGTT) - Ẩm thực Đà Nẵng như một bức tranh với nhiều sắc màu của văn hóa miền Trung nước ta. Khám phá những...

Thơm ngon tô bún mực Đại Lãnh xứ biển Khánh Hòa

0
(SGTT) - Được thiên nhiên ưu ái cho vùng biển trải dài, cát trắng mịn màng, nước trong xanh, Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh...

Kết nối