Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Trời trở lạnh dịp Tết, chuyên gia lưu ý vấn đề dinh dưỡng

(SGTT) – Những ngày gần Tết thời tiết vẫn se lạnh phía Nam và trở lạnh ở khu vực miền Bắc và Trung. Do vậy, ngoài việc giữ ấm, dinh dưỡng hằng ngày trong mỗi bữa ăn cũng rất quan trọng nhằm tăng cường sức đề kháng. Chuyên gia chỉ ra những lưu ý về thực phẩm để người dân ăn Tết vui khỏe, hạn chế vấn đề về tiêu hóa, phòng tránh cảm sốt khi thời tiết chuyển biến thất thường.

Vào dịp Tết Nguyên Đán, ở những bữa tiệc tùng sum vầy bên gia đình, chúng ta thường không ăn đủ rau xanh và trái cây, nguồn thực phẩm cần thiết trong việc chống oxy hóa, chống viêm, phòng ngừa một số bệnh lý liên quan đến đường ruột như táo bón, viêm đại tràng. Đặc biệt đây là dịp mà mọi người dùng đồ uống có cồn tăng lên khá nhiều, ảnh hưởng đến dạ dày, gan, đường ruột. Điều này sẽ làm mất đi lượng vitamin B, kẽm, vi sinh vật có lợi cho đường ruột.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Huyền, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (NRECI), trong trường hợp ít ăn rau và trái cây, ta có thể uống thêm viên xơ, hoặc loại bột rau củ quả, diệp lục, bổ sung thêm các vitamin nhóm B, kẽm, lợi khuẩn nhằm cân bằng lại những rối loạn của cơ thể.

Thời tiết Tết Qúy Mão trở lạnh hơn mọi năm, người dân dễ bị cảm cúm, sổ mũi, viêm họng, chuyên gia chỉ cách xem xét triệu chứng để phân biệt giữa viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn hay do virus. Nếu ho nhẹ, nước mũi trong, đàm trong dễ khạc kèm sốt nhẹ thì hạn chế tình trạng lạm dụng kháng sinh, tránh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó, dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc chống chọi bệnh tật trời trở rét.

Những bữa ăn ngày Tết quen thuộc với gia đình Việt. Ảnh: Tư liệu

“Việc đơn giản nhất đó là hãy chăm chỉ thay nước lạnh, trà sữa, nước mát ướp lạnh, bia rượu nước ngọt bằng nước lọc ở nhiệt độ ấm vừa phải giúp thân nhiệt được ổn định, tránh ngồi điều hòa nhiệt độ thấp, vì lâu dần cũng làm cơ thể dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp”, bác sĩ hướng dẫn.

Theo bác sĩ, để giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh cần lưu ý chế độ ăn uống bao gồm những chất dinh dưỡng sau. Chẳng hạn 50g đạm cho người 50kg trong 1 ngày, tương đương 250g thịt hoặc cá hoặc bốn quả trứng lớn mỗi quả nặng khoảng 100g.

Vitamin giúp điều hòa hệ miễn dịch gồm loại A và D. Cụ thể vitamin A có từ gan, trứng, sữa chỉ cần ăn một quả trứng gà hoặc 10g gan heo là đủ nhu cầu trong ngày về vitamin A, còn vitamin D trong thực phẩm khá ít nên cần phải sử dụng từ thực phẩm bổ sung với liều 1000 UI/ngày cho người lớn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ tùy theo tình trạng sức khỏe. Nhóm chất chống oxy hóa cũng vô cùng quan trọng giúp cho các tế bào miễn dịch khỏe mạnh và hoạt động tốt như kẽm, omega 3, vitamin C, A, D, E, K, loại này có rất nhiều trong thực vật.

Ngoài ra 80% hệ miễn dịch tập trung ở đường ruột. Hiện nay hầu hết mọi người đều có nguy cơ cao bị mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột vì vậy việc bổ sung lợi khuẩn cũng nên được quan tâm, chuyên gia nói thêm.

Đối với trẻ em trong ngày thời tiết trở lạnh, cung cấp thêm vitamin D giúp điều hòa hệ miễn dịch, cho trẻ đủ sức chống chọi các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp khi giao mùa, hay khi mắc bệnh, trẻ cũng trải qua một cách nhẹ nhàng hơn.

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa các vitamin. Ảnh: NVCC

Chuyên gia lưu ý phụ huynh có thói quen tự ý cho con uống kẽm và các loại vitamin tổng hợp cho trẻ. Điều này cần cân nhắc vì tùy thuộc vào bữa ăn hàng ngày của bé. Nếu trẻ chịu ăn rau, trái cây và các loại thịt cá trứng sữa đầy đủ thì không cần thiết sử dụng thêm. Có những trường hợp cả ngày bé không chịu ăn rau trái cây cũng không ăn các loại thực phẩm như thịt cá trứng mà chỉ uống vài trăm ml sữa thì lúc này cần bổ sung kẽm và vitamin tổng hợp cho bé dưới dạng kẹo nhai, kẹo ngậm, bột, cốm, siro…

Huấn luyện viên cá nhân dinh dưỡng và thể hình Phan Quốc Thiên cũng đưa ra phương pháp cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn ngày Tết. Nếu ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa thì nên bổ sung thêm các loại sữa chua, dưa chua, kim chi… giúp dễ tiêu hóa hơn. Trong trường hợp phải sử dụng rượu bia ngày Tết, nên dùng vitamin B6 từ phô mai, sữa, cá hồi, trứng, đậu xanh, cà rốt nhằm hỗ trợ quá trình chuyển hóa rượu bia.

“Quá trình chuyển hoá rượu sẽ làm cạn kiệt vitamin b6, vitamin này đóng vai trò là coenzyme đồng bổ trợ trong quá trình chuyển hoá rượu”, huấn luyện viên nói thêm.

An Phú

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngừng đếm calo để giảm cân lành mạnh

0
(SGTT) - Về lý thuyết, để giảm được cân thì bạn cần cắt giảm lượng calo nhưng thực tế phương pháp kéo dài hàng...

Người người ‘mở khoá’ năm mới tại các điểm vui chơi...

0
(SGTT) - Các điểm vui chơi như Thảo Cầm Viên, Dinh Độc Lập, Suối Tiên hay những khu vực trung tâm TPHCM như phố...

Gác lại tất bật, cùng ngồi chuyện trò về mùa Xuân...

0
(SGTT) - Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần". Chính những...

Sắc Xuân tràn ngập các quán cà phê ở Đà Nẵng

0
(SGTT) – Những ngày giáp Tết, các quán cà phê tại Đà Nẵng đồng loạt thay màu áo mới ngập tràn không khí Tết...

Đa sắc thái chuyện thưởng Tết 2024 ở châu Á

0
(SGTT) - Thưởng Tết 2024 ở châu Á được dự báo sẽ tiếp tục theo cách “thắt lưng buộc bụng” để thích ứng với...

Gợi ý 5 điểm cắm trại gần TPHCM trong kỳ nghỉ...

0
(SGTT) – Trảng cỏ Bù Lạch (Bình Phước), suối La Ngâu (Bình Thuận) hay khu glamping Tropical Eglamping (Đồng Nai), Đi bụi Camping (Bà...

Kết nối