Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Thực phẩm chức năng: mua thì dễ, dùng đúng mới khó

(SGTTO) –  Chỉ cần gõ cụm từ “thực phẩm chức năng” trên facebook, mọi người có thể thấy hàng dài những kết quả các nhóm bán hàng xách tay từ nhiều nước với vài ngàn thành viên trong mỗi nhóm. Nhu cầu thực phẩm chức năng gần đây trên thị trường tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về những loại thực phẩm này.

Sai phạm không ít

Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã xử phạt 19 công ty vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) với số tiền trên 900 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm 2020, Cục đã xử phạt 45 cơ sở với tổng số tiền 2,6 tỉ đồng.

Có thể thấy rằng, tốc độ vi phạm về thực phẩm chức năng tăng theo nhu cầu của thị trường. Thế nên, hơn lúc nào hết, người tiêu dùng cần phải hiểu đúng và hiểu rõ về dòng sản phẩm này, nhằm phát huy cao nhất công dụng của thực phẩm bổ trợ cho sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Đa dạng thị trường thực phẩm chức năng. Ảnh chụp màn hình

Không những ở các nước phát triển mà ngay tại các nước đang phát triển thì thị trường TPCN cũng trở nên sôi động và nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng cũng như giới chuyên môn và cơ quan quản lý. Bởi lẽ, dưới những tác động ngày càng xấu đi của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thực phẩm kém chất lượng thì ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao.

Phân loại “thực phẩm chức năng”

Thực phẩm chức năng cơ bản được chia thành 3 loại chính: Thực phẩm bổ sung, thực phẩm từ dược thảo và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt. Trong khi đó, nếu phân theo nhóm sẽ được xếp 7 nhóm chính: nhóm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất, nhóm thực phẩm chức năng dạng viên, nhóm thực phẩm chức năng “không béo”, “không đường”, “giảm năng lượng”, nhóm các loại nước giải khát, tăng lực, nhóm thực phẩm giàu chất xơ tiêu hoá, nhóm các chất tăng cường chức năng đường ruột và cuối cùng là nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt.

Nhận định về thị trường TPCN tại Việt Nam, các nghiên cứu thị trường trên trang Quoctehoanmy đã tổng kết rằng, nước ta có khoảng 3.600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN, 57% số sản phẩm sản xuất trong nước và khoảng 90% nhà thuốc đang bán TPCN. Tình trạng nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm TPCN từ nước ngoài vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn.

Trong những năm gần đây, “thực phẩm chức năng” đã trở thành một cụm từ khá thông dụng trong đời sống thường nhật. Và trên thực tế, những sản phẩm này đã đem lại không ít lợi ích cho người tiêu dùng trong việc dự phòng và hỗ trợ trị liệu bệnh tật. Tuy nhiên, điều đáng nói là, nhận thức về thực phẩm chức năng, việc cấp phép, đăng ký, sản xuất và quản lý chất lượng cũng bộc lộ khá nhiều điều bất cập khiến dư luận xã hội hết sức lo lắng.

Trong số hơn 3.000 loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc ngoại nhập hoặc sản xuất nội địa, khó có thể kể hết những sản phẩm mà công dụng của nó đã bị thổi phồng chưa đúng với hồ sơ đăng ký, “quảng cáo một đằng, đăng ký một nẻo”, thậm chí nhiều loại được quảng cáo như một thứ “thần dược”. Cùng với đó, giá bán không ít sản phẩm lại quá cao thông qua nhiều hình thức quảng bá khác nhau. Cũng có tình trạng “dở khóc dở cười”, “tiền mất tật mang” do một số sản phẩm phẩm kém chất lượng gây ra.

Cần lời khuyên của bác sĩ

Có người cho rằng TPCN an toàn và dùng bao nhiêu cũng được. Đây là suy nghĩ chưa đúng đắn bởi hầu hết các loại thuốc nói chung và TPCN nói riêng đều có khuyến cáo không thích hợp với một số đối tượng như cao huyết áp, suy gan, suy thận… Do đó, nếu ai mắc một chứng bệnh mãn tính, người dung cần đọc kỹ khuyến cáo trước khi mua TPCN.

Một số loại TPCN sẽ bị giảm tác dụng khi dùng cùng lúc với các loại thuốc khác. Chính vì thế, trước khi khi muốn sử dụng TPCN cùng với loại thuốc khác nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

Quan trọng nữa, người tiêu dùng cần có kiến thức để phân biệt TPCN chính hãng và hàng giả, hàng nhái. Dựa vào mã vạch là phương thức khá phổ biến và dễ dàng xác định nguồn gốc, thông tin sản phẩm.

Theo đó, người tiêu dùng chỉ cần quét mã vạch UPC của TPCN các thông tin của sản phẩm sẽ hiện ra rõ ràng hoặc so sánh màu sắc hình ảnh trên bao bì. Sản phẩm chính hãng sẽ có tem chống hàng giả. Nếu là hàng chính hãng nhập khẩu có tem phụ ghi rõ đơn vị nhập khẩu và tem chống hàng giả do Bộ Công an cấp. Đồng thời, sản phẩm phải qua kiểm duyệt của cơ quan chức năng và hợp pháp về tiêu chuẩn được phép lưu thông trên thị trường.

Theo thống kê của Consumer Reports, có khoảng 23.000 người dùng viên uống bổ sung phải cấp cứu mỗi năm. TS Donna Seger, Giám đốc Trung tâm kiểm soát chất độc Tennessee (Mỹ), cho biết nhiều người không nghĩ rằng những thực phẩm bổ sung lại ảnh hưởng tới  sức khỏe của họ. Mọi người không nên nghĩ các chất có trong viên thực phẩm chức năng đều vô hại và liệu có ai đảm bảo rằng mỗi một viên thực phẩm chức năng trong 100 viên có trong hộp thuốc đều có cùng hàm lượng hay không?

Dung Trần

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui – bí quyết...

0
(SGTT) - "Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui" là câu châm ngôn khái quát phương thức để có một cơ thể khoẻ...

Phát hiện ca nhiễm cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam

0
Theo Cục Y tế dự phòng, ca mắc cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 37 tuổi, có bệnh lý...

Tháng 3, cả nước có gần 400 người bị ngộ độc...

0
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, riêng trong tháng 3-2024, cả nước xảy ra sáu vụ ngộ độc thực phẩm, khiến...

Collagen tự nhiên đến từ những thực phẩm ăn hằng ngày

0
(SGTT) - Collagen là một loại protein tốt cho sức khỏe con người thông qua việc cải thiện sức khỏe tim mạch, cơ bắp...

Tắm nước nóng Ofuro: bí quyết đẹp da và sống thọ...

0
(SGTT) - Người Nhật tắm nước nóng nhiều hơn bất kỳ người nào khác trên thế giới. Tắm là một phần quan trọng trong...

Tia UV có làm biến dạng filler?

0
(SGTT) - Chất làm đầy filler đang là trào lưu làm đẹp trong thời gian gần đây. Là một phương pháp thẩm mỹ không...

Kết nối