Thứ Năm, Tháng Mười 3, 2024

Xe ôm có còn lợi thế cạnh tranh với các hãng xe công nghệ?

(SGTTO) - Nhiều khách hàng đánh giá, nếu xưa nay giá rẻ, nhiều khuyến mãi và tiện lợi… là lợi thế của các hãng xe công nghệ như Grab, Gojek thì nay, những thế mạnh này đang dần bị xóa bỏ khi giá cước đã tăng xấp xỉ giá taxi truyền thống. Các chương trình khuyến mãi, giảm giá cũng đã không còn nhiều.

Còn lại, tính tiện lợi đang trở thành “át chủ bài” của các hãng cung cấp các ứng dụng (app) gọi xe. Các ứng dụng này phát triển thêm nhiều dịch vụ từ gọi xe đến giao nhận hàng hóa, giao thức ăn… Từ đó, tạo nên thói quen sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau thông qua một đầu mối. Dần dần, khi trở thành thói quen, dù có không chấp nhận mức giá cước vận chuyển hành khách mới thì khách hàng cũng khó từ bỏ các ứng dụng này.

Việc áp dụng cách tính giá trị gia tăng (VAT) mới theo Nghị định 126 mới đây khiến giá cước các hãng xe ôm, taxi công nghệ như Grab, Gojek tăng cao. Sau Grab, từ 0:00 ngày 12-12 vừa qua, Gojek cũng đã đưa ra thông báo về việc tăng giá cước. Đồng thời, hãng này cũng thông báo tăng tỷ lệ chiết khấu với tài xế từ 20% lên 27,273% tương tự Grab đã thực hiện trước đó.

xe ôm công nghệ
Nhiều khách hàng cho rằng, họ đến với Grab, Gojek... vì giá rẻ, nhiều khuyến mãi. Ảnh: Nam Bình

Như vậy, tại TPHCM, giá cước cho 2km đầu tiên của mỗi chuyến xe chở khách 2 bánh (GoRide) tăng từ 10.000 đồng lên 11.000 đồng. Giá cước mỗi kilomet tiếp theo tăng từ 3.600 đồng lên 4.000 đồng. Đồng thời phụ phí ban đêm áp dụng cho các chuyến xe từ 22:00 đến 6:00 ngày hôm sau tăng từ 8.000 đồng lên 10.000 đồng mỗi chuyến đi.

Tại Hà Nội, giá cước cho 2km đầu tiên của dịch vụ GoRide tăng từ 12.000 đồng lên 13.000 đồng. Giá cước cho mỗi km tiếp theo tăng từ 4.000 đồng lên 4.400 đồng. Phụ phí ban đêm cũng tăng từ 8.000 đồng lên 10.000 đồng mỗi chuyến đi. Giá cho dịch vụ giao nhận hàng (GoSend) và giao thức ăn (GoFood) cũng điều chỉnh tăng cước phí.

Chị Nguyễn Hoàng Trà My (ngụ phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TPHCM), chia sẻ, là người không biết lái xe máy cũng như xe ô tô, từ khi các hãng xe công nghệ xuất hiện ở TPHCM, chị ưu tiên sử dụng. Tần suất sử dụng của chị My đối với “xe ôm công nghệ” gần như mỗi ngày để đến chỗ làm thay vì nhờ người nhà đưa đón. Mỗi tuần vài lần, chị còn sử dụng dịch vụ taxi công nghệ như GrabCar.

“Ban đầu mới tải app, các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng mới rất nhiều nên tôi ưu tiên sử dụng. Hễ hãng nào mới ra cũng đều thử, vừa tận dụng khuyến mãi, vừa để mình có thêm lựa chọn”, chị My cho biết.

Thế nhưng, tiết kiệm chưa biết được bao nhiêu nhưng chị My cũng cho rằng, nhiều lần chị khó chịu vì cách các hãng công nghệ tăng giá giờ cao điểm, hoặc báo “tài xế đang bận” khiến chị phải chờ rất lâu vẫn không có xe.

“Giá xe công nghệ bây giờ đã tương đương taxi truyền thống. Tôi đã xóa bớt các app gọi xe, chỉ để lại 1-2 cái sử dụng khi cần thiết. Vì các hãng taxi truyền thống giờ cũng có app, mà gọi taxi truyền thống lúc nào cũng có xe, tài xế lại lịch sự, hỗ trợ khách hàng hết mình, đôi bên đều vui vẻ”, chị My chia sẻ.

Một chuyên gia marketing chia sẻ với Sài Gòn Tiếp thị Online, khi mới “đổ bộ” vào Việt Nam, các hãng xe công nghệ dùng chiêu “giảm giá, khuyến mãi nhiều” để thu hút khách hàng. Các hãng xe cho rằng, chỉ cần gọi được khách tải ứng dụng, sử dụng nhiều lần (nhờ giá rẻ) thì sẽ tạo thành thói quen, không thay đổi.

Thế nhưng, qua thời gian, định hướng này của các hãng công nghệ có vẻ đã không phù hợp, khó bền vững. Việc tăng giá lên ngang bằng với các hãng taxi truyền thống khiến taxi, xe ôm công nghệ mất đi lợi thế cạnh tranh lớn nhất. Việc này chắc chắn sẽ khiến nhiều khách hàng từ bỏ xe công nghệ, nhất là trong bối cảnh cả xã hội đều thắt chặt chi tiêu như hiện nay.

Xe ôm công nghe
Từ những ứng dụng gọi xe đơn thuần, các app Grab, GoJek hiện nay còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau như giao hàng, giao thức ăn. Ảnh: Nam Bình

Từ khi các hãng xe công nghệ xuất hiện tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh vận tải khách trên thị trường có nhiều xáo động. Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ chưa ngả ngũ thì nay, cuộc chiến mới xảy ra trong chính nội bộ các hãng xe công nghệ, cụ thể là giữa tài xế và hãng Grab. Về phần khách hàng, giá cước tăng, hết khuyến mãi, liệu thói quen “mở app, gọi xe” có dễ thay đổi?

Một cuộc khảo sát trên báo VnExpress cho thấy, có 48%  người tiêu dùng hiện vẫn đang chọn xe công nghệ, bất kể có khuyến mãi hay không. Tiếp đó, 31% người tiêu dùng đang chọn xe truyền thống, vì giá xe công nghệ đã không còn rẻ như trước. Phần còn lại, 21% người tiêu dùng chỉ chọn xe công nghệ nếu có khuyến mãi, giảm giá.

Tính ra, “tỷ số” giữa xe công nghệ và xe truyền thống có thể coi là 50 – 50. Trong tương lai, cơ hội cho cả hai bên vẫn còn là những ẩn số, vì nếu xe công nghệ đang mất dần các lợi thế cạnh tranh về giá rẻ thì ngược lại, xe truyền thống cũng còn nhiều vấn đề phải cải thiện nếu muốn thu hút khách hàng quay trở lại nhiều hơn.

Nam Bình

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sau Uber, Baemin, đến lượt Gojek ngừng hoạt động tại Việt...

0
(SGTT) - Dịch vụ xe công nghệ Gojek thông báo sẽ ngừng hoạt động tại thị trường Việt Nam từ giữa tháng 9 này...

Nhiều lao động thất nghiệp, xe ôm công nghệ ngày càng...

0
Làn sóng cắt giảm đơn hàng, sa thải lao động tại các doanh nghiệp tăng mạnh khiến nhiều lao động thất nghiệp tìm đến...

Hợp tác cùng GSM, khách hàng dùng Be có thể chọn...

0
(SGTT) - Nhằm đưa ô tô điện và xe máy điện vào hoạt động dịch vụ vận tải công nghệ đầu tiên tại Việt...

Vắc-xin phòng Covid-19 Covivac đủ điều kiện thử nghiệm giai đoạn...

0
(SGTT) - Theo kết luận của Hội đồng Đạo đức, vắc-xin phòng Covid-19 Covivac an toàn, khả năng sinh kháng thể cao, đủ điều...

AirAsia chen chân vào thị trường gọi xe công nghệ của...

0
Sau khi tạo những thay đổi bước ngoặt trong ngành hàng không Đông Nam Á hai thập niên trước, hãng hàng không giá rẻ...

Xe ôm công nghệ đón khách, còn xích lô, xe ôm...

1
(SGTT) - Sau khi có quyết định cho phép các hãng xe công nghệ được phép họat động trở lại, nhiều tài xế bày...

Kết nối