Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Thắc mắc mùa dịch: “Tiêm trộn” vắc-xin Moderna và Pifzer, thế giới đã làm thế nào?

(SGTT) – Theo chuyên gia y tế tại Canada, Pfizer và Moderna có cùng công nghệ mRNA, tương đồng nhau, xét về tính an toàn hay hiệu quả chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ khi tiêm trộn vắc-xin công nghệ mRNA. Tuy nhiên, việc trộn liều vắc-xin nên hạn chế tối đa, chỉ thực hiện trong tình trạng khẩn cấp và dựa trên các bằng chứng khoa học thực nghiệm cụ thể để có chiến lược trộn liều tiêm phù hợp.

Hiện nay, hàng loạt các nghiên cứu đã cho thấy, việc trộn vắc-xin giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ nhưng các nhà khoa học vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả thực tế và những phản ứng phụ hiếm gặp vẫn có thể xảy ra.

Nỗi lo “đứt” vắc-xin Moderna ở mũi tiêm thứ 2

Việc tiêm trộn có thể được thực hiện ở một số trường hợp bất khả kháng và tùy thuộc vào cơ chế hoạt động của từng loại vắc-xin. Khi mũi vắc-xin 1 gây phản ứng phụ quá nặng, nguy hiểm cho người tiêm thì bắt buộc phải sử dụng mũi 2 bằng loại vắc-xin khác, chẳng hạn như trường hợp vắc-xin AstraZeneca gây ra phản ứng phụ đông máu hiếm gặp ở nhóm người trẻ tuổi sau tiêm chủng.

Ngoài ra, khi đến mũi tiêm thứ 2 nhưng nguồn cung vắc-xin không đáp ứng đủ, không có loại vắc-xin giống như mũi 1, vấn đề này đã từng xảy ra ở một số nước Châu Âu vào đầu năm 2021.

Đến nay, tại TPHCM, người dân cũng lo lắng trước tình trạng “đứt” vắc-xin Moderna ở mũi tiêm thứ 2. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những người đã tiêm mũi 1 bằng vắc-xin do Moderna sản xuất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại.

Đối mặt với lo ngại nguồn cung thiếu hụt, nhiều người đang thắc mắc liệu có nên tìm cách tiêm mũi 2 cho người tiêm mũi 1 Moderna bằng một loại vắc xin khác khi thời hạn tiêm chủng đã đến và tại những quốc gia khác đã lựa chọn loại vắc-xin nào để thay thế cho mũi tiêm thứ 2 của vắc-xin Moderna.

Việc tiêm trộn giữa 2 loại vắc xin Pfizer và Moderna được cho phép tại nhiều nước. Ảnh: Getty
Các chuyên gia y tế nói gì khi tiêm trộn vắc-xin Moderna và Pifzer?

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về độ an toàn và hiệu quả khi tiêm trộn 2 loại vắc-xin Moderna và Pifzer.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, “dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của việc trộn loại liều này chưa được đánh giá. Cả hai liều cần phải được hoàn thành với cùng một loại vắc-xin”. Tuy nhiên, trong phụ lục cập nhật vào đầu năm 2021, CDC cho phép tiêm thay thế Pfizer và Moderna ở liều 2 trong những trường hợp ngoại lệ.

Theo đó, CDC đưa ra hướng giải quyết “trong các tình huống ngoại lệ, sản phẩm vắc-xin mRNA tiêm cho liều đầu tiên không thể xác định được hoặc không có (vắc-xin đã hết) thì bất kỳ vắc-xin mRNA Covid-19 hiện có nào, có thể được sử dụng làm mũi 2 với thời gian cách mũi đầu tối thiểu 28 ngày để hoàn thành việc tiêm chủng. Trong những trường hợp này, nếu đã tiêm 2 liều với 2 loại vắc xin mRNA phòng Covid-19 khác nhau thì không cần phải tiêm thêm liều bổ sung”.

Theo Giáo sư Thomas Russo, Trưởng khoa Truyền nhiễm tại Trường Y khoa và Khoa học Y sinh Jacobs, trong đợt triển khai tiêm vắc-xin ban đầu tại Mỹ đã xảy ra nhầm lẫn giữa hai mũi tiêm Pfizer và Moderna nhưng không có bất kỳ trường hợp nào xuất hiện tác phụ.

Ông cho biết, “có thể có sự khác biệt trong các chế phẩm dạng hạt nano lỏng giữa 2 loại vắc-xin nhưng cả hai đều có cùng mã hóa”.

Cho đến nay vẫn chưa có các báo cáo về tác dụng phụ khi tiêm trộn 2 hãng vắc-xin khác nhau cho liều đầu tiên và liều thứ 2. Giáo sư John Swartzberg tại Trường Y tế Công cộng ở Berkeley (Mỹ) cũng đưa ra lời khuyên, mọi người có thể tiêm Moderna khi không có Pfizer và ngược lại.

Với vắc-xin Pfizer và Moderna, cho đến nay vẫn chưa có các báo cáo về tác dụng phụ khi tiêm trộn liều đầu tiên và liều thứ 2. Ảnh: Reuters

Theo tờ New York Times, với việc tiêm trộn vắc-xin, các nhà khoa học gọi đây là “tăng nguyên tố dị hợp” – không phải là một ý tưởng mới và các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm điều này trong việc chống lại một số bệnh khác như Ebola.

Từ lâu, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết, việc sử dụng 2 loại vắc-xin hơi khác nhau, có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn. Điều này giúp vắc-xin kích thích hệ thống miễn dịch, dạy chúng nhận ra các bộ phận khác nhau khi mầm bệnh xâm nhập.

Trước đó, vào tháng 6-2021, tỉnh Ontario tại Canada đã cho phép việc thay thế Pfizer và Moderna cho nhau và không có vấn đề gì xảy ra cho tới nay.

Cả Pfizer và Moderna đều là vắc-xin mRNA, khá tương đồng nhau và mọi người hoàn toàn có thể sử dụng mỗi loại một liều, Tiến sĩ Deena Hinshaw, Giám đốc Y tế của tỉnh Alberta nói.

Theo hướng dẫn tiêm vắc-xin Covid-19 của Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Tiêm chủng của Canada (NACI), những người đã được tiêm mũi 1 là Moderna hay Pfizer sang mũi thứ 2 có thể tiêm một trong 2 loại này. NACI chỉ rõ “Nếu sản phẩm cùng loại không có sẵn hoặc không nhớ rõ bản thân đã tiêm loại nào, vắc-xin mRNA được xem là có thể thay thế cho nhau”.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc tiêm đủ 2 mũi cùng loại vắc-xin vẫn là lựa chọn hàng đầu. Việc trộn liều vắc-xin nên hạn chế tối đa, chỉ thực hiện khi trong tình trạng khẩn cấp, thiếu nguồn cung vắc-xin hoặc giảm tác dụng phụ và nên dựa trên các bằng chứng khoa học thực nghiệm cụ thể để có chiến lược trộn liều tiêm phù hợp.

Minh Thảo

Theo CBC, New York Times

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối