Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

Thắc mắc mùa dịch: Kết hợp đông y trong điều trị Covid-19 có hiệu quả không?

(SGTT) – Bên cạnh tiêm vắc-xin và chế độ dinh dưỡng, vận động, nhiều người hiện nay thường áp dụng các bài thuốc đông y kết hợp với tây y trong việc phòng, chống bệnh Covid-19. Liệu sự kết hợp này có mang lại hiệu quả cao?

Tìm hiểu về y học cổ truyền Việt Nam trong hỗ trợ điều trị Covid-19, Sài Gòn Tiếp Thị đã có cuộc trao đổi với Dược sĩ Lê Kim Phụng – nguyên giảng viên Khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Dược TPHCM. Đánh giá về mức độ hiệu quả, dược sĩ Phụng đã có câu trả lời dành cho bạn đọc dưới đây.

Theo dược sĩ, y học cổ truyền có nhiều bài thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 giai đoạn toàn phát với các triệu chứng nhẹ, bước đầu đem lại kết quả khả quan cho người bệnh.

Dược sĩ cho biết giải pháp tốt nhất để chúng ta có thể sống chung với dịch bệnh Covid-19, kiểm soát tốt dịch bệnh đó là kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Đối với các trường hợp bệnh nặng, các trường hợp cấp cứu cần điều trị bằng y học hiện đại. Còn các trường hợp giai đoạn bệnh nhẹ, chưa có triệu chứng lâm sàng có thể điều trị bằng y học cổ truyền, giúp ngăn nguồn lây. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc khống chế và kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19.

Như trong đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát mạnh tại Bắc Giang từ cuối tháng 5 kéo dài đến đầu tháng 7-2021 vừa qua, bằng thuốc cổ truyền của Bệnh viện Y học cổ truyền gửi lên chi viện Bệnh viện Dã chiến số 2 Bắc Giang cho thấy, bệnh nhân có diễn biến tích cực hơn rất nhiều. Điều này đã rút ngắn thời gian điều trị, kết quả xét nghiệm Covid– 19 về âm tính nhanh hơn những bệnh nhân không được dùng thuốc cổ truyền khoảng 5 ngày, đồng thời ít có bệnh nhân chuyển biến nặng.

Hiện nay có nhiều phương pháp của y học cổ truyền có thể tham gia hỗ trợ điều trị Covid-19, trong đó các bài thuốc đã được sử dụng mấy trăm năm nay để điều trị các chứng ôn dịch như bài thuốc Ngân kiều tán, Ngọc bình phong tán, Ma hạnh thạch cao thang… Về hiệu quả của các bài thuốc, Dược sĩ cho biết Đông y sẽ góp phần hỗ trợ, khống chế và giảm nguy cơ dẫn đến bệnh nặng.

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và khó trên cả nước. Vì vậy, để phòng chống dịch bệnh Covid-19, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (Khẩu trang – Khoảng cách – Khai báo y tế – Khử khuẩn – Không tập trung), Dược sĩ Phụng khuyên người dân nên áp dụng các kiến thức, phương pháp Y học cổ truyền để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình tốt hơn.

Hiệp Trần

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trải nghiệm bánh bèo Huế, giá chỉ 35.000 đồng ở chợ...

0
(SGTT) - Bánh bèo là món ăn đặc trưng vùng miền Việt Nam, có nhiều cách biến tấu tùy thuộc mỗi địa phương. Trong...

Tiền Giang: Hạn mặn làm nông dân trồng rau lo mất...

0
(SGTT) - Hiện nay, tình hình sản xuất cây trồng ở nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến...

Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo sẵn sàng thông xe...

0
(SGTT) - Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo dài gần 79km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đã...

Nhà hàng, quán ăn tự tin sẽ ‘hốt bạc’ dịp 30-4...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội “hốt bạc” cho các chuỗi kinh doanh...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Mẹ rùa Malaysia vượt biển đến Côn Đảo đẻ trứng

0
(SGTT) - Ngày 22-4, một rùa mẹ đeo thẻ quốc gia Malaysia đã bơi vào bãi Cát Lớn tại hòn Bảy Cạnh, thuộc Vườn...

Kết nối