Thứ Sáu, Tháng Mười 4, 2024

Tái công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Công viên địa chất Đắk Nông vừa vượt qua kỳ tái thẩm định lần thứ nhất năm 2023 và chính thức được tái công nhận danh hiệu “Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông”, giai đoạn 2024-2027.

Ngày 1-7, UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đơn vị vừa nhận được thông báo chính thức từ Ban Khoa học Trái đất và Giảm thiểu rủi ro địa chất, thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) về việc tái công nhận danh hiệu “Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông”, giai đoạn 2024-2027.

Quyết định trên được thông qua bởi Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu tại Kỳ họp thứ 8, trong khuôn khổ Hội nghị Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu lần thứ 10, diễn ra tại Vương quốc Maroc vào năm 2023.

Công viên địa chất Đắk Nông có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động. Ảnh: Yến Vi Vu

Công viên Địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7-2020, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ ba tại Việt Nam sau Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang và Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng.

Trải dài trên diện tích 4.760km², bao gồm các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’long và thị xã Gia Nghĩa, công viên địa chất Đắk Nông có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10km, các miệng núi lửa, thác nước…

Lịch sử của vùng đất này bắt nguồn từ 140 triệu năm trước, khi nơi đây còn là một phần của đại dương rộng lớn. Vận động kiến tạo của lớp vỏ trái đất đã khiến khu vực này được nâng lên và xuất hiện núi lửa. Chính hoạt động phun trào núi lửa đã che phủ đến một nửa diện tích khu vực này bởi các lớp dung nham bazan.

Điểm đặc biệt nhất trong khu vực Công viên địa chất Đắk Nông là hệ thống hang động trong đá bazan. Ảnh: Yến Vi Vu

Điểm đặc biệt nhất trong khu vực Công viên địa chất Đắk Nông là hệ thống hang động trong đá bazan, phân bố ở khu vực Đray Sáp - Chư R'Luh, được phát hiện từ năm 2007. Hệ thống hang động núi lửa này đã được Hiệp Hội Hang động Núi lửa Nhật Bản xác lập kỷ lục Đông Nam Á về cả quy mô, độ dài và tính độc đáo. 

Ngoài những nét đặc trưng nêu trên, Công viên địa chất Đắk Nông còn là khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử, với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; di tích cấp quốc gia đặc biệt Đường mòn Hồ Chí Minh và những di tích cấp quốc gia khác như Ngục Đắk Mil, Căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV, di tích lịch sử lưu niệm N'Trang Gưh...

Theo Cổng TTĐT tỉnh Đắk Nông, TTXVN

Đăng Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Làm gì để thực hành ESG trong du lịch?

0
(SGTT) – Song song với mục tiêu Net Zero, xu hướng áp dụng các tiêu chí ESG trong ngành du lịch đang ngày càng...

Bàn cách xác định ‘dấu chân’ carbon để hướng đến du...

0
(SGTT) – Xác định "dấu chân" carbon, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng...

Cúc Phương là ‘Vườn quốc gia hàng đầu châu Á’ năm...

0
(SGTT) - Vườn Quốc gia Cúc Phương của Việt Nam vừa được Tổ chức giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) vinh...

Lặn biển nhặt rác, giải cứu san hô ở bán đảo...

0
(SGTT) - Ngày 24-8, tại bãi biển Mân Thái, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng...

Bộ Nông nghiệp ra mắt Hộ chiếu vườn quốc gia để...

0
(SGTT) - Lần đầu tiên Việt Nam triển khai sáng kiến Hộ chiếu vườn quốc gia với mục tiêu tạo cơ chế thúc đẩy...

Cù Lao Chàm và những ‘dấu ấn xanh’

0
(SGTT) – Tại buổi lễ kỷ niệm 15 năm Cù Lao Chàm – Hội An được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh...

Kết nối