Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024

Startup bán máy phiên dịch dự kiến IPO với mức định giá 1 tỉ đô la

(SGTT) – Công ty khởi nghiệp công nghệ (startup) Pocketalk Corp., nhà sản xuất máy phiên dịch của Nhật Bản, đang lên kế hoạch chào bán cổ phiếu lần ra công chúng (IPO) ở Mỹ trong vòng hai năm tới dựa trên mức định giá 1 tỉ đô la Mỹ.
Pocketalk S, mẫu phẩm mới nhất của Pocketalk, có giá bán 249 đô la và có thể dịch 85 ngoại ngữ. Ảnh: thegadgetflow.com

Pocketalk, được tách ra từ Công ty Sourcenext Corp., bán các thiết bị cầm tay nhỏ gọn có thể phiên dịch 85 ngôn ngữ theo thời gian thực. Kể từ khi thành lập vào năm 2017, startup này đã bán được tổng cộng 1,1 triệu máy phiên dịch. Pocketalk S, mẫu phẩm gần đây nhất của công ty, có giá bán 249 đô la.

Pocketalk có kế hoạch bán thêm 1 triệu máy phiên dịch tại 11 nước trong vòng ba năm thông qua một quan hệ đối tác với đơn vị di động của Tập đoàn SoftBank Group, nhà đầu tư công nghệ hàng đầu của Nhật Bản.

Máy phiên dịch còn được gọi là máy thông dịch, có chức năng nhận diện và phiên dịch giọng nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Máy phiên dịch có khả năng chuyển đổi ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ thứ hai (do người dùng lựa chọn). Bản dịch sau khi được xử lý sẽ được phát thông qua loa hoặc tai nghe.

Tại thị trường chứng khoán Tokyo, cổ phiếu của công ty mẹ Sourcenext đã tăng giá đến 10% hôm 15-9 sau khi kế hoạch IPO của Pocketalk được công bố

Nỗ lực của Pocketalk trong việc mở rộng thị trường toàn cầu và niêm yết cổ phiếu tại Mỹ là bước đi khác biệt so với hầu hết các startup của Nhật Bản, vốn có xu hướng gắn bó với thị trường quê nhà, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Khi vươn ra thị trường quốc tế, Pocketalk sẽ đối mặt với một thế giới tràn ngập các công cụ phiên dịch, bao gồm các dòng sản phẩm từ iFlytek, Timekettle và Cheetah Mobile của Trung Quốc, cũng như Vasco Electronics của Ba Lan. Pocketalk cho biết, thế mạnh của máy phiên dịch của công ty này nằm ở khả năng lựa chọn từ 6-7 công cụ dịch để mang lại kết quả tốt nhất. Theo Noriyuki Matsuda, CEO của Pocketalk và công ty mẹ Sourcenext, Pocketalk khai thác các tài nguyên bao gồm các dịch vụ dịch thuật từ Google, OpenAI và DeepL GmbH, sử dụng mã nguồn đã được cấp bằng sáng chế để cung cấp khả năng dịch tự nhiên và chính xác nhất.

“Chúng tôi chọn công cụ chính xác, tốt nhất cho từng sự kết hợp giữa ngôn ngữ nguồn và văn bản dịch”, Matsuda nói trong một cuộc phỏng vấn.

Theo Matsuda, các ứng dụng dịch thuật đã phát triển vượt bậc nhưng vẫn còn thiếu khả năng giúp các cuộc trò chuyện trở nên tự nhiên hơn. Ông nói, Pocketalk tìm cách cung cấp chất lượng phiên dịch tự nhiên và dựa trên ngữ cảnh thường thấy tại các hội nghị thượng đỉnh quốc tế cấp cao.

Pocketalk cho biết, đội ngũ thiết kế toàn cầu của hãng sản xuất ô tô Subaru Corp. và các bác sĩ phòng cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y khoa Phụ nữ Tokyo đang các thiết bị phiên dịch của công ty.

Trong vòng gọi vốn vào năm ngoái, với sự tham gia của quỹ Japan ICT Fund và một công ty liên kết của hãng game Koei Tecmo Holdings Co., Pocketalk được định giá 23,7 tỉ yen (160 triệu đô la). Con số đó chỉ bằng khoảng 1/6 so với mức định giá mong muốn của startup trong hai năm tới.

Tuy nhiên, để đạt được giá trị  tỉ đô, Pocketalk không chỉ cần chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản, theo Daisuke Aiba, nhà phân tích của Iwai Cosmo Securities Co.

Aiba cho rằng, việc nhắm mục tiêu vào thị trường quốc tế mang lại cho công ty cơ hội tốt hơn để thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà đầu tư công nghệ trí tuệ nhân tạo hơn.

“Việc niêm yết cổ phiếu ở Mỹ sẽ có thể huy động được một khoản tiền đáng kể”, Aiba nói về kế hoạch IPO của Pocketalk.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Imarc Group, doanh số bán dịch vụ ngôn ngữ trên toàn thế giới đạt khoảng 67 tỉ đô la la vào năm 2022 và dự kiến đạt khoảng 99 tỉ đô la vào năm 2028.

Tuy nhiên, Aiba lưu ý, hoạt động kinh doanh của dịch vụ này sẽ gặp khó khăn nếu các ứng dụng dịch miễn phí cung cấp mức độ chính xác tương tự về nhận dạng giọng nói trong tương lai.

Mối đe dọa đó đã xuất hiện khi các công cụ dịch thuật miễn phí, dựa trên web tiếp tục được cải thiện. Cổ phiếu của Sourcenext, có 1/3 doanh thu đến từ Pocketalk trong quí trước, vẫn giảm khoảng 75% so với mức đỉnh năm 2018 nhờ Pocketalk ra mắt thiết bị phiên dịch có kích cỡ nhỏ bằng thẻ tín dụng.

Hiện tại, Pocketalk đang tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách cung cấp dịch vụ dịch thuật cho các khách hàng doanh nghiệp của SoftBank, hoạt động ở Bắc Mỹ và châu Á.

“Với sự phát triển toàn cầu của các công ty Nhật Bản, nhu cầu trao đổi kinh doanh suôn sẻ với các đối tác kinh doanh ở nước ngoài là điều thực sự cần thiết”,  Daichi Nozaki, Phó chủ tịch cấp cao của SoftBank nói.

Chánh Tài

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngân hàng số Cake thêm tính năng mã khóa bảo vệ...

0
Nhằm tăng cường thêm độ bảo mật cho người gửi tiết kiệm, Ngân hàng số Cake by VPBank vừa thêm tính năng bảo mật...

Bùng nổ công nghệ: cần ‘siết lại’ để đảm bảo lợi...

0
(SGTT) - Hai thập niên trước đây là giai đoạn các nước để công ty công nghệ tự quản lý, tuy nhiên trước tình...

Đào, Phở và Piano, ChatGPT, giá vàng… là những từ khóa...

0
Mới đây, trình duyệt Cốc Cốc phát hành Báo cáo Xu hướng tìm kiếm quí 1-2024. Theo đó, những từ khóa như "Đào, Phở...

Vì sao các startup đến Singapore lập đại bản doanh?

0
(SGTT) - Vị trí địa lý chiến lược, tiêu chuẩn công bố thông tin cao, khung pháp lý chặt chẽ và danh tiếng ổn...

Quỹ mạo hiểm sẽ chú trọng các startup châu Á ứng...

0
(SGTT) - Các quỹ mạo hiểm nên thay đổi cách cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp, vì những startup ứng dụng trí...

Những thiết bị công nghệ nổi bật tại MWC 2024

0
Ngày 26-2 (giờ Tây Ban Nha), Triển lãm thế giới di động MWC 2024 đã chính thức khai mạc tại Barcelona với nhiều sản...

Kết nối