Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Quản lý tôm có đi giật lùi?

Trong dự thảo đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực ĐBSCL của Tổng cục Thủy sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN&PTNT), điểm làm doanh nghiệp quan tâm là yêu cầu các doanh nghiệp chế biến tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất, phải ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước.

Doanh nghiệp than bị làm khó

Lý giải các quy định được đưa vào dự thảo, Tổng cục Thủy sản cho rằng điều này sẽ giúp ĐBSCL sử dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế cũng như bố trí sản xuất hợp lý, giảm các rủi ro về môi trường, dịch bệnh và hạn chế xung đột với hoạt động của các ngành kinh tế khác.

Tuy nhiên, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho rằng đưa ra quy định doanh nghiệp phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 10% công suất và phải ký hợp đồng bao tiêu tôm cho người nông dân dưới sự xác nhận của cơ quan quản lý là làm khó doanh nghiệp. “Khi xem qua đề án, điều đầu tiên tôi thắc mắc là tại sao Tổng cục Thủy sản đưa ra con số 10% mà không phải 20% hay 30%. Con số 10% này theo tôi chẳng giúp gì cho doanh nghiệp cả”, ông Hòe nói.

Việc xây dựng vùng nguyên liệu được doanh nghiệp cho rằng không hề dễ dàng.
Việc xây dựng vùng nguyên liệu được doanh nghiệp cho rằng không hề dễ dàng.

Theo ông Hòe, khác với con cá tra, con tôm chưa hình thành một vùng nguyên liệu theo hướng liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi hay doanh nghiệp tự nuôi vì diện tích nuôi tôm lớn. Trong đó, chủ yếu là nuôi quảng canh, lại phân bố trên một diện tích rộng nên rất khó cho doanh nghiệp khi xây dựng vùng nguyên liệu. “Chúng ta đang nói đến nền kinh tế thị trường nhưng khi đọc xong dự thảo đề án, tôi có cảm giác các nhà làm quản lý đang đưa ra những quy định khiến doanh nghiệp không thể tự do kinh doanh”, ông Hòe đưa ra nhận định.

Theo giám đốc một doanh nghiệp chế biến tôm tại Sóc Trăng, yêu cầu doanh nghiệp phải ký hợp đồng mua bán với nông dân, có thể là để tạo mối quan hệ khăng khít hơn giữa doanh nghiệp và người nuôi. Tuy nhiên, ông cho biết trên thực tế số doanh nghiệp mua trực tiếp từ nông dân nuôi tôm không nhiều mà phải thông qua các đại lý, thương lái trung gian do không đủ nhân lực. “Để có đủ nguyên liệu chúng tôi thường làm việc với một số thương lái và thống nhất số lượng tôm sẽ mua với họ, sau đó những thương lái này sẽ đi đến các hộ nuôi mua tôm rồi vận chuyển đến cung cấp cho nhà máy. Cách làm này, giúp các nhà máy giảm chi phí nhân công, vận chuyển lẫn thời gian tập trung nguồn lực vào việc làm khác mang lại lợi nhuận cao hơn”, ông này nói.

[box type=”download”] Số liệu tổng kết năm 2013 của Bộ NN&PTNT cho thấy ĐBSCL chiếm gần 91% diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước với là gần 596.000 ha. Trong đó, tôm sú là hơn 580.000 ha, còn lại là tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm nước lợ của vùng này đạt 431.570 tấn nhưng chỉ đáp ứng được 60-70% công suất thiết kế của các nhà máy chế biến ở đây. Vì thế, để giải quyết bài toán nguyên liệu, doanh nghiệp phải nhập khẩu để bù đắp sự thiếu hụt.[/box]

Xuất đi toàn cầu nhưng áp chuẩn Việt

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đưa ra điều khoản, đó là đối với các hộ nuôi tôm sẽ tiến tới áp dụng tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho tất cả các vùng nuôi tôm tập trung nằm trong quy hoạch ở ĐBSCL. Thời gian thực hiện đề án là năm 2015-2020. Đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, trong xu thế hội nhập, các quốc gia nhập khẩu thủy sản thường đưa yêu cầu cao về những tiêu chí an toàn thực phẩm như một rào cản để bảo hộ ngành thủy sản nước họ thì việc con tôm Việt Nam được nuôi theo một tiêu chuẩn nào đó là điều nên làm.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex (Hậu Giang), đối với các nước có nhập khẩu thủy sản Việt Nam họ thường yêu cầu những tiêu chuẩn như GlobalGap, BAP (tiêu chuẩn thực hành tốt nhất của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu), chứ ít ai đề cập đến VietGap. Vì thế, ông Kịch cho rằng nếu Việt Nam muốn nông dân nuôi tôm theo VietGap thì sau đó phải có chiến lược quảng cáo, tiếp thị cũng như thương lượng với quốc gia nhập khẩu để họ chấp nhận VietGap là tiêu chuẩn ngang bằng những tiêu chuẩn nói trên. Nếu không, nông dân làm theo VietGap nhưng doanh nghiệp lại cần tôm nuôi theo GlobalGap, BAP.

Ông Kịch cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp của ông đã mua tôm nuôi theo VietGap của người nuôi nhưng sản phẩm làm ra bán như giá tôm nuôi bình thường. Vì thế, dù công ty ông có muốn nhưng không thể mua giá tôm VietGap cao hơn giá tôm thường. “Chúng ta có đưa ra điều kiện gì trong ngành thủy sản thì phải căn cứ trên nhu cầu thị trường thế giới đang cần mà làm theo chứ không thể ta làm theo cách của ta nhưng người khác lại không cần. Làm vậy vừa tốn tiền bạc, thời gian mà không giải quyết được việc gì”, ông Kịch nói.

Ngọc Hùng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Áp dụng mô hình nông lâm kết hợp hướng đến tiêu...

0
(SGTT) - Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì nông lâm kết hợp là một mô...

Sản lượng dự báo giảm, giá cà phê tiếp tục lập...

0
(SGTT) - Giá xuất khẩu bình quân tháng 10-2023 của Việt Nam tăng gần 41% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 10...

Hai lô sầu riêng và ớt Việt Nam xuất sang Nhật...

0
(SGTT) - Hai lô hàng bị phía Nhật Bản buộc tiêu hủy là lô sầu riêng khoảng 1,4 tấn bị phát hiện tồn dư...

Dược liệu Việt Nam vẫn xuất khẩu phần lớn ở dạng...

0
(SGTT) - Dù có nhiều tiềm năng nhưng dược liệu mới chỉ mang về nguồn thu khiêm tốn cho Việt Nam. Một trong những...

Con đường cà phê Việt vào EU: cơ hội song hành...

0
Nông sản Việt Nam muốn ra thế giới phải có khả năng thích ứng tốt với những đòi hỏi đa dạng của thị trường...

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm

0
(SGTT) - Xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì sự tăng trưởng khá cao từ đầu năm đến nay với mức 39% so...

Kết nối