Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024

Nồi lẩu cuối tuần giòn sần sật cùng bao tử cá đậm vị

(SGTT) – Chọn phần bao tử cá giòn sần sật và có độ thơm ngon đặc trưng, nồi lẩu cuối tuần của gia đình bạn sẽ thêm phần gắn kết và thú vị.

Thay vì tìm kiếm “sơn hào hải vị” cho nồi lẩu cuối tuần, Trưa nay ăn gì gợi ý một loại thực phẩm tưởng chừng như phần phụ phẩm nhưng thời gian gần đây được ưa chuộng bởi độ ngon, giá bán và giàu dinh dưỡng – bao tử cá.

Trên thị trường thực phẩm, bao tử cá bày bán nhiều ở các chợ, siêu thị được lấy từ ba loại cá lóc bông, cá basa và cá ngừ. Theo đó, mỗi loại bao tử cá hương vị riêng biệt, tùy vào phong vị của nhà hàng mà đầu bếp chọn mua hay người nội trợ chọn nấu nướng tại nhà.

  • Bao tử cá lóc bông: Có đặc điểm trọng lượng nhẹ trong phần nội tạng cá lóc bông, bao tử cá được thu hoạch từ những cón cá nặng từ 3-4kg. Đối với nhà hàng, cá lóc bông được ưa chuộng bởi có những đặc tính như ít có mùi tanh, dai, giòn, béo và giòn sần sật. Vì vậy, quá trình sơ chế để làm lẩu bao tử cá cũng khá đơn giản ở khâu sơ chế cá.
  • Bao tử cá basa: Có độ phổ biến nhất trong những loại bao tử cá, bao tử cá basa còn có mức giá bán phải chăng. Do nặng mùi nên người mua phải sơ chế bao tử cá cẩn thận để khử mùi. Cách đơn giản nhất vẫn là bóp với muối, chanh và dùng ít rượu để khử. Tuy nhiên, độ dai giòn của cá basa được đánh giá cao hơn bao tử cá lóc bông.
  • Bao tử cá ngừ: Khác với hai loại cá trên, cá ngừ sống ở vùng nước biển nên chúng có thể tích tụ một số tạp chất nước biển. Do kích thước cá ngừ lớn nên bao tử cá ngừ cũng lớn nhất so với hai loại bao tử kể trên. Về hương vị, bao tử cá ngừ thơm hương biển hơn; còn độ giòn vẫn không kém cạnh hai loại bao tử trên.

Thông thường, bao tử cá được quán ăn hay người nội trợ chế biến thành một số món ăn như xào cải chua, xào sa tế, chiên nước mắm, kho tiêu hay nấu lẩu như giới thiệu hôm nay. Cụ thể, để trung hòa vị tanh còn sót lại và giúp thịt bao tử đậm vị hơn thì lẩu tiêu xanh bao tử cá là món lẩu phổ biến nhất.

Tương tự như lẩu bao tử hầm tiêu xanh, lẩu bao tử cá vẫn gồm một số nguyên liệu như xương heo hầm lấy nước, tiêu xanh lấy vị cay và ít nấm lấy vị thanh ngọt. Tuần tự các bước thực hiện nồi lẩu là sơ chế bao tử cá và các nguyên liệu còn lại. Tiếp đến, hầm nước xương, ướp, xào bao tử cá và cuối cùng là thả tất cả vào nồi để nấu thành lẩu.

Đối với món lẩu hôm nay, món ăn kèm là mì vàng, mì gói, bún hay cơm tùy thích. Rau nhúng kèm gợi ý cải bẹ xanh, rau tần ô, xà lách son… Nước chấm: nước mắm mặn. Thức uống: những món nước dân dã như trà chanh sả tắc, trà đào cam sả, trà dâu.

Gia Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa trưa ngày đầu nghỉ lễ với lẩu tự chọn cùng...

0
(SGTT) - Trong buổi trưa ngày đầu nghỉ lễ, "Trưa nay ăn gì" gợi ý nồi lẩu với bốn vị nước dùng, cùng chín...

Nồi lẩu cuối tuần bình dị cùng món xí quách chủ...

0
(SGTT) – Không phải là sơn hào hải vị hay thực phẩm đắt tiền, nồi lẩu trưa nay chỉ đơn giản là chọn phần...

Nồi lẩu cuối tuần bổ dưỡng cùng thịt gà kết hợp...

0
(SGTT) – Với sự đa dạng chủng loại nhân sâm hiện nay trên thịt trường, thực khách có thể thưởng thức một món ăn...

Nồi lẩu cuối tuần đậm vị cùng giò heo hầm thuốc...

0
(SGTT) – Từ là món ăn phổ biến tại các quán ăn người Hoa, giò heo hầm thuốc bắc được quán ăn nâng cấp...

Lạ miệng nồi lẩu cuối tuần chọn phần thịt bò không...

0
(SGTT) – Thay vì là thịt nạm, gân, bò viên hay những phần lòng bò như phèo, tim, lá xách đem nhúng lẩu thì...

Nồi lẩu cuối tuần đầu năm chọn thịt cá nhúng cho...

0
(SGTT) – Theo phong tục của một số quốc gia châu Á, những ngày đầu năm mới họ thường thưởng thức các món ăn...

Kết nối