Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Những khoảnh khắc lễ giỗ Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt

(SGTTO) – Diễn ra chủ yếu vào hai ngày 16 và 17-9, lgiỗ lần thứ 188 của Đức Thượng ng Tả quân Lê Văn Duyệt đã thu hút nhiều người dân đến tham gia cúng bái tại Khu di tích lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh, TPHCM).

Lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt được tổ chức với các hoạt động như cúng tiên thường, cúng chánh giỗ theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn; tế tiền hiền – hậu hiền – anh hùng liệt sĩ; hát bội các tuồng như “Lê Công kỳ án”, “Tiết Nhơn Quý chinh Đông”, “San hậu I – II – III”… Đặc biệt, đây còn là sự kiện đánh dấu việc đoạn đường nối từ cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu chính thức được đổi tên thành đường Lê Văn Duyệt cũng như hoàn thiện việc trùng tu lại hàng rào xung quanh khu vực di tích.

Khách mời cùng người dân đến Khu di tích lịch sử cấp quốc gia lăng Lê Văn Duyệt để tham gia lễ giỗ lần thứ 188 Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt (1832-2020). Ảnh: Thuý An

Trống tế lễ được đánh trong thời gian thực hiện nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn. Ảnh: Hân Phan

Cúng chánh giỗ trong chánh điện và và giới hạn số lượng người tham gia để đảm bảo tính trang nghiêm cho nghi thức. Ảnh: Hân Phan

Cúng chánh giỗ theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn được thực hiện trong chánh điện. Ảnh: Thuý An

Phần lớn người được tham gia lễ cúng là hậu duệ của Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt và khách mời. Ảnh: Thuý An

Nghi thức tế lễ kiểu cung đình triều Nguyễn được thực hiện và giám sát bởi ban quý tế và được duy trì dưới hình thức cha truyền con nối qua nhiều thế hệ. Ảnh: Thuý An

Là vị quan nhất phẩm của triều Nguyễn, các nghi thức cúng Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt được thực hiện theo nghi thức tiểu cung đình triều Nguyễn dành cho quan lại, thấp hơn so với nghi thức Cung đình triều Nguyễn vốn dành cho vua chúa. Hai nghi thức cúng này được phân biệt ở ba điểm: lễ vật, số lượng người phục vụ nghi thức và số nhạc. Ảnh: Thuý An

Cúng theo nghi thức cung đình triều Nguyễn yêu cầu lễ vật quý giá như lụa là, ngọc; số lượng lễ sinh, đào thài lên tới 64 người và “bát âm”. Trong khi đó, cúng tiểu cung đình triều Nguyễn yêu cầu lễ vật có phần đơn giản hơn; 8 hoặc 6 lễ sinh, đào thài và “ngũ âm”. Ảnh: Thuý An

Người dân và khánh mời chiêm bái bên trong khu vực chánh điện. Ảnh: Thuý An

Người tham dự xem hát bội tại lễ giỗ. Clip: Hân Phan

Bên cạnh thực hiện thờ cúng, khách tham quan còn được thưởng thức những tuồng hát bội được biểu diễn bởi nhiều nghệ sĩ giàu kinh nghiệm. Ảnh: Thuý An

Biểu diễn tuồng “Tiết Nhơn Quý chinh Đông”. Ảnh: Thuý An

Một nghi thức trong lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt. Clip: Hân Phan

Ngày 16-9, đường Đinh Tiên Hoàng đoạn từ cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu dài gần 1km đã được đổi tên thành đường Lê Văn Duyệt.

Thuý An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mẹ rùa Malaysia vượt biển đến Côn Đảo đẻ trứng

0
(SGTT) - Ngày 22-4, một rùa mẹ đeo thẻ quốc gia Malaysia đã bơi vào bãi Cát Lớn tại hòn Bảy Cạnh, thuộc Vườn...

Ẩm thực hiện đại qua ‘góc nhìn’ đầu bếp Huỳnh Quang...

0
(SGTT) - Chọn phong vị ẩm thực hiện đại, đầu bếp Huỳnh Quang Viên đến từ Quảng Ngãi đã có buổi chia sẻ kiến...

Trốn nắng Sài Gòn tại không gian xanh mát của S’mores...

0
(SGTT) - Với không gian nhiều mảng xanh, S'mores Caffè là điểm đến lý tưởng để mọi người tìm kiếm sự mát mẻ giữa...

Thủ phủ dừa Bến Tre ‘gồng mình’ chống chọi với xâm...

0
(SGTT) - Mặc dù giá dừa đang tốt hơn năm trước nhưng tình hình hạn mặn, mùa khô kéo dài đã khiến năng suất...

Dấu xưa – Hồn phố: Về Long An, ghé thăm làng...

0
(SGTT) - Trải qua bao thăng trầm, nhiều thế hệ người dân xã Long Cang, huyện Cần Đước, tỉnh Long An vẫn gắn bó...

Ẩm thực Michelin: Trải nghiệm tô phở được Michelin đề xuất...

0
(SGTT) - Trong nhiều thương hiệu phở có tiếng tại TPHCM, quán Phở Việt Nam được thực khách nhớ đến bởi sự chỉn chu...

Kết nối