Thứ Ba, Tháng Mười 8, 2024

Nhật Bản mở cửa đón du khách sau 3 năm với nhiều thay đổi

Nhật Bản đang chuẩn bị đón du khách nước ngoài trở lại với nhiều thay đổi tích cực. Chẳng hạn, các ứng dụng giúp việc gọi xe taxi đã trở nên dễ dàng hơn, các điểm tham quan thông thoáng hơn nhờ quy định yêu cầu đặt mua vé trực tuyến. Các nhà hàng, cửa hàng và siêu thị cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán bao gồm thanh toán không tiếp xúc.
Du khách tham quan chùa Sensoji, một điểm tham quan nổi tiếng ở Tokyo. Ảnh: AFP-Jiji

Khu phố Shibuya khoác áo mới

Sau gần 3 năm đóng cửa biên giới, Nhật Bản bắt đầu cho phép du khách nước ngoài đã tiêm phòng từ hầu hết các nước nhập cảnh kể từ ngày 11-10 mà không cần phải chịu cách ly hoặc nộp giấy chứng nhận xét nghiệm Covid-19 âm tính.

Đến thăm Nhật Bản vào thời điểm này, du khách sẽ nhận thấy chi phí ăn uống, lưu trú và mua sắm rẻ hơn, nhờ đồng yen giảm giá mạnh, đặc biệt là so với đô la Mỹ. Ngoài ra, họ sẽ có cơ hội thăm thú một số địa điểm du lịch mới. Đồng thời, có một số thay đổi rõ rệt ở Nhật Bản theo chiều hướng tốt hơn hoặc tệ hơn.

Khu phố Shibuya, nổi tiếng với giao lộ đông đúc nhất ở Tokyo, tượng chú chó trung thành Hachiko và các dãy cửa hàng mua sắm, đã chứng kiến ​​một số thay đổi lớn trong vài năm qua. Từng được biết đến với các thương hiệu thời trang độc lạ, hình vẽ graffiti và câu lạc bộ đêm, khu vực này đã chứng kiến ​​bốn tòa nhà chọc trời được khai trương trong bốn năm qua: tòa tháp Scramble Square, Trung tâm thương mại Fukuras, khu phức hợp bán lẻ Stream và khu mua sắm Parco (được xây dựng lại). Bốn địa điểm này đều có các cửa hàng của các thương hiệu quốc tế và trong nước, bao gồm Chanel và Asics.

Tòa nhà Scramble Square, tọa lạc ngay giữa nơi từng là bến xe buýt, hứa hẹn sẽ là nơi thu hút du khách. Tại đây có một một sảnh ẩm thực lớn ở tầng hầm và đài quan sát ở tầng 46.

Điểm tham quan thông thoáng hơn

Nói chung, cảnh đông đúc tại các điểm đến du lịch nổi tiếng đã giảm dần do thái độ thận trọng hơn của người Nhật đối với những nơi đông người, đồng thời một số điểm tham quan đã giới hạn về số lượng du khách. Điều đó có thể thay đổi khi lượng du khách nước ngoài tăng đột biến.

Tàu điện ngầm và các hình thức giao thông công cộng khác thường bị kẹt cứng trong giờ đi làm cao điểm cũng có xu hướng ít đông đúc hơn do nhiều người Nhật Bản làm việc ở nhà hơn hoặc thay đổi lộ trình đi làm của họ.

Nhiều điểm tham quan như Tokyo Disney Resort và Bảo tàng Khoa học và tự nhiên quốc gia ở Tokyo yêu cầu đặt vé trực tuyến, loại bỏ tình trạng xếp hàng phiền hà thường thấy trước đại dịch Covid-19.

Khi mua sắm tại một trong những cửa hàng tiện lợi hoặc tại siêu thị, các quầy thu ngân xử lý nhanh hơn nhờ sự triển khai các thiết bị đầu cuối tự thanh toán. Thanh toán không tiếp xúc và các tùy chọn thanh toán hiệu quả hơn trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ và nhà hàng cũng giúp dòng người xếp hàng chờ thanh toán ngắn lại.

Vẫn khuyến cáo mang khẩu trang

Không giống như nhiều nước khác, Nhật Bản vẫn duy trì thói quen đeo khẩu trang, không chỉ trên các phương tiện giao thông công cộng mà hầu như mọi lúc, mọi nơi. Điều đó không có gì ngạc nhiên đối với bất kỳ ai đến thăm Nhật Bản trước đại dịch và chứng kiến thói quen này của người dân.

Dù không có luật nào bắt buộc mang khẩu trang, nhưng chính phủ khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang ở các không gian trong nhà và ngoài trời khi nói chuyện với những người khác ở gần.

Việc không đeo khẩu trang có thể thu hút sự chú ý không mong muốn. Có rất nhiều loại khẩu trang sử dụng một lần bán ở các hiệu thuốc và cửa hàng tiện lợi. Du khách cũng cần biết rằng họ sẽ được yêu cầu khử trùng tay và đo nhiệt độ khi vào nhiều nhà hàng và cơ sở kinh doanh khác ở Nhật Bản. Du khách cũng sẽ chứng kiến bảng điện tử thông báo về chất lượng không khí trong nhà và trong xe taxi.

Gọi taxi dễ dàng hơn

Xe taxi ở Tokyo. Ảnh: Anadolu Agency/Getty

Gọi taxi từng là một thách thức lớn ở Nhật Bản. Tài xế taxi hiếm khi nói bất kỳ ngôn ngữ nào ngoài tiếng bản địa của họ và địa chỉ nhiều lúc không dựa trên tên đường, vì vậy, hành khách thường phải hướng dẫn tài xế hoặc mang theo bản đồ hoặc đơn giản là phó mặc vào tài xế.

Tất cả những điều đó đã thay đổi, nhờ vào sự xuất hiện của các ứng dụng gọi taxi. Go và S.Ride là hai ứng dụng được sử dụng nhất hiện nay để gọi taxi và cho phép khách ấn định điểm đến trước hoặc trong khi đi xe. Ứng dụng Go kết nối hơn 100.000 taxi ở tất cả 47 tỉnh của Nhật Bản.

Didi Chuxing của Trung Quốc cung cấp dịch vụ gọi taxi ở Nhật Bản. Uber cũng cung cấp dịch vụ gọi xe Uber Black, có giá cước cao hơn taxi thông thường. Việc thanh toán taxi cũng dễ dàng hơn và khách có thể được xử lý thanh toán qua ứng dụng. Ngoài ra, hành khách có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc sử dụng ứng dụng để thanh toán các chuyến đi, ngay cả khi đã gọi taxi trực tiếp trên phố. Giá cố định cho các chuyến taxi đến các sân bay cũng đã được áp dụng.

Ít tiền mặt hơn, nhiều robot hơn

Trước đại dịch Covid-19, nhiều nhà hàng và nhà bán lẻ ở Nhật Bản chỉ chấp nhận thanh toán tiền mặt. Giống như nhiều nước khác, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 và các giải pháp bảo vệ sức khỏe đã mở ra kỷ nguyên thanh toán không dùng tiền mặt và không tiếp xúc.

Robot an ninh trong một cao ốc văn phòng ở Tokyo. Ảnh: Bloomberg

Hầu hết tất cả các nhà hàng và cửa hàng ở Nhật Bản hiện nay đều chấp nhận thẻ tín dụng, cũng như thanh toán không tiếp xúc. Các hệ thống thanh toán dựa trên mã QR (mã phản hồi nhanh) cũng đã phát triển, bao gồm cả PayPay của Nhật Bản. Trên thực tế, một vấn đề mới là đôi khi có thể có quá nhiều lựa chọn thanh toán. Hành khách nên sử dụng các thẻ thanh toán không tiếp xúc như Suica và Pasmo để thanh toán cho các chuyến tàu, taxi và mua hàng nhanh chóng tại các cửa hàng tiện lợi trên khắp Nhật Bản.

Chắc chắn, vẫn có nhiều nơi chấp nhận hoặc ưu tiên thanh toán tiền mặt. Nếu gặp tình huống đó, du khách có thể rút tiền ở các máy ATM đặt tại các cửa hàng tiện lợi.

Các robot phục vụ chẳng hạn như BellaBot, KettyBot, HolaBot đang xuất hiện ở một số nhà hàng ở Nhật Bản. Các robot giao hàng, cũng như robot khử trùng, giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm dịch bệnh. Một số tòa nhà trang bị robot an ninh để tuần tra hành lang và theo dõi mọi thứ. Trên thực tế, đơn đặt hàng robot công nghiệp mới ở Nhật Bản tăng 29,6% vào năm 2021, mức cao kỷ lục, theo Hiệp hội Robot Nhật Bản.

Chánh Tài

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gợi ý 5 cung đường hiking khám phá Nhật Bản cho...

0
(SGTT) - Nếu muốn hòa mình vào thiên nhiên, khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của Nhật Bản, thì hoạt động đi bộ đường...

Mùa lá đỏ ở Nhật Bản dự kiến đến chậm do...

0
(SGTT) – Do ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài, mùa lá đỏ ở Nhật Bản năm nay dự kiến sẽ đến muộn...

Ghé Hamamatsu, thăm nơi lưu giữ hàng ngàn nhạc cụ trên...

0
(SGTT) – Bảo tàng nhạc cụ Hamamatsu nằm tại thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizuoka được xem là bảo tàng đầu tiên và duy nhất...

Dạo chơi trong “ngôi nhà” của các nhân vật hoạt hình...

0
(SGTT) – Công viên chủ đề Ghibli – nơi trưng bày những nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản - là điểm...

Nhật Bản mở toàn bộ 4 tuyến đường mòn lên núi...

0
Chính quyền Nhật Bản vừa cho phép mở thêm 3 tuyến đường mòn leo núi Phú Sĩ từ tỉnh Shizuoka. Theo đó, toàn bộ...

Du khách leo núi Phú Sĩ có thể đặt chỗ trực...

0
(SGTT) - Từ hôm nay, 1-7, du khách có kế hoạch leo núi Phú Sĩ có thể đặt chỗ trực tuyến trước, bên cạnh...

Kết nối