31/07/2024 Ngắm diện mạo chùa Cầu trước và sau trùng tu Chùa Cầu trước trùng tu (năm 2022) vào sau trùng tu (năm 2024). 31/07/2024 Du lịchHành trình - Điểm đếnNgắm diện mạo chùa Cầu trước và sau trùng tu Share FacebookTwitterWhatsAppLinkedin (SGTT) – Sau gần 2 năm trùng tu, di tích Chùa Cầu ở thành phố Hội An, Quảng Nam đã khoác lên mình tấm áo mới, thu hút sự quan tâm của du khách. Đến Hội An, xem triển lãm ‘Búp bê Nhật Bản’ và ‘Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e’ Sắp diễn ra sự kiện Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản lần thứ 20 Ngồi thuyền thúng ở Hội An lọt top 25 trải nghiệm trên thuyền hấp dẫn nhất thế giới Chùa Cầu, tên khác là Lai Viễn Kiều, là một trong những công trình kiến trúc hiếm hoi của người Nhật còn sót lại ở phố cổ Hội An. Trải qua hơn 400 năm tồn tại, chịu tác động của nhiều yếu tố về thời gian, môi trường tự nhiên và con người nên di tích xuống cấp nghiêm trọng. Trong ảnh là khung cảnh chùa Cầu vào năm 2022 – thời điểm chưa trùng tu. Ảnh: Nhân Tâm Vào cuối năm 2022, dự án đại trùng tu chùa Cầu đã được tỉnh Quảng Nam triển khai với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng. Ảnh: Minh Hải Cuối tháng 7-2024, diện mạo mới của chùa Cầu sau trùng tu gần như hoàn thiện, thu hút sự quan tâm của du khách. Ảnh: Minh Hải Chùa Cầu trước trùng tu (năm 2022) vào sau trùng tu (năm 2024). Một hình ảnh trong quá trình trùng tu chùa Cầu. Ảnh: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An Ghi nhận của Sài Gòn Tiếp Thị vào sáng 31-7, dự án trùng tu chùa Cầu đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị khánh thành vào ngày 3-8 tới. Ảnh: Minh Hải Du khách nước ngoài tham quan chùa Cầu vào sáng ngày 31-7. Ảnh: Minh Hải Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm bên trong di tích chùa Cầu sau tu bổ. Ảnh: Minh Hải Toàn bộ các hạng mục trùng tu gồm hệ nền, móng, mố, trụ cầu; hệ sàn, khung gỗ, mái; hệ thống điện, chống mối công trình… đã được hoàn thành. Ảnh: Minh Hải Chùa Cầu sau trùng tu khoác lên mình lớp sơn đỏ, những mái ngói âm dương cũ đã được thay thế bằng những viên ngói mới. Ảnh: Minh Hải Chùa Cầu từ khi được xây dựng đã được tu bổ ít nhất 7 lần vào các năm 1763, 1817, 1875, 1915, 1962, 1986 và 1996. Trong ảnh là gian chính giữa chùa Cầu, nơi thờ thần Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người. Hai đầu Chùa Cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, đầu kia là tượng khỉ. Ảnh: Minh Hải Trải qua hơn 400 năm lịch sử, chùa Cầu đã trở thành biểu tượng của phố cổ, góp phần làm nên một Hội An xứng tầm Di sản văn hóa thế giới. Chùa Cầu được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1990. Ảnh: Minh Hải Minh Hải Tagsdu lịch quảng namdu lịch văn hóa Share FacebookTwitterWhatsAppLinkedin BÌNH LUẬN Hủy trả lời Bình luận: Vui lòng nhập bình luận của bạn Tên:* Vui lòng nhập tên của bạn ở đây Email:* Bạn đã nhập một địa chỉ email không chính xác! Vui lòng nhập địa chỉ email của bạn ở đây Website: Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tiếp theo tôi nhận xét. + = four Cùng chủ đề Ngôi đình cổ có kiến trúc kiểu nhà sàn ở Bắc Ninh Giới thiệu điểm đến du lịch bằng hát chặp cải lương Tọa đàm Văn minh trà Việt trong phát triển kinh tế và du lịch Báo Ấn Độ: Hội An như ‘nam châm’ hút khách du lịch Đông đảo người dân viếng chùa dịp lễ Vu lan Gần 500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia ‘Liên hoan múa quốc tế’ tại Huế Khách sạn ‘không rác thải nhựa’ ở Hội An đạt chứng nhận du lịch bền vững Quảng Nam có 25 doanh nghiệp đạt chứng nhận du lịch xanh Về chốn thanh bình nơi chùa Đùng, ngôi cổ tự ngàn năm ở Hà Nam Cần Thơ thúc đẩy văn hóa đọc gắn với quảng bá du lịch Mùa Vu lan, thăm ngôi cổ tự biểu tượng cho lòng hiếu thảo ở Huế Lễ giỗ tổ nghề gốm 500 tuổi ở Hội An Nét cổ kính của vương cung thánh đường hơn 140 năm ở Hà Nam Thăm ngôi đền cổ thờ 27 vị vua nhà Hậu Lê ở Thanh Hóa Đến Cù Lao Chàm mùa hoa ngô đồng đỏ Tái hiện đám cưới công nữ Ngọc Hoa và thương nhân Nhật Bản 400 năm trước Khách quốc tế trải nghiệm đua ghe ngang cùng người dân Hội An Ký sự sông Ba (kỳ 1): Từ nơi miền thượng… Cận cảnh khu lăng mộ ba vua triều Nguyễn ở Huế sắp mở cửa đón khách Đến Hội An, xem triển lãm ‘Búp bê Nhật Bản’ và ‘Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e’ Cùng chuyên mục Mùa lúa xanh tại ‘ngôi làng phủ rêu’ ở Hà Giang Hồ Tịnh Tâm – ‘vườn ngự uyển’ bên kinh thành Huế Xót xa hình ảnh ruộng bậc thang Mường Hum, thảo nguyên... ‘Vũ điệu’ cấy mạ của đồng bào Khmer ở An Giang Việt Nam từ trên cao: Đồng cỏ ‘gợn sóng’ xanh mướt... Tìm về Mường Hoong hoang sơ giữa đại ngàn Kon Tum Hàng ngàn người về Tịnh Biên xem hội đua bò chùa... Dòng thác 5 tầng có hình ‘zíc zắc’ ở Kon Tum Dấu xưa – Hồn phố: Về Óc Eo thăm ngôi chùa... Gợi ý những điểm check-in khi đến đảo Nusa Penida, Indonesia Khám phá 7 dòng suối, thác nước hoang sơ giữa núi... Ghé Hamamatsu, thăm nơi lưu giữ hàng ngàn nhạc cụ trên... Sài Gòn, 2 giờ sáng: Quán cà phê vợt ’70 năm... Đến Đồng Nai, trải nghiệm cắm trại bên hồ Gia Ui Bức tranh thanh bình của làng Hospental ở Thụy Sĩ BẠN ĐỌC CÙNG LÀM BÁO Sinh viên Đại học FPT “làm truyền thông” cho du lịch bền vững ở vịnh Vĩnh Hy Võ Hồng Văn - 21/07/2024 0 Paris mùa hè này… Hoài Phong - 21/07/2024 0 Ngắm những loài thú lạ tại công viên Deerland, Malaysia Ngọc Khuyến - 22/06/2024 0 Đầu năm, viếng thăm ngôi chùa vào ‘Top 7 công trình kiến trúc độc đáo’ ở Hưng Yên Hoài Phong - 11/02/2024 0 Ngày tết nhớ món lá mì xào cà đắng, đặc sản của đồng bào J’rai Nguyễn Duy - 11/02/2024 0 Du khách đổ về ‘nóc nhà miền Tây’ vui xuân Hoài Phong - 10/02/2024 0