Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Mỹ ủng hộ đề xuất từ bỏ bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết họ sẽ ủng hộ một đề xuất đang được đưa ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin ngừa Covid-19 để giúp tăng tốc sản xuất vắc-xin toàn cầu, hỗ trợ cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Hôm 5-5, Tổng giám đốc WTO, Ngozi Okonjo-Iweala đã tiến hành cuộc họp trực tuyến với đại sứ từ các nước phát triển và đang phát triển để thảo luận đề xuất tạm thời bãi bỏ bảo hộ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến ngăn ngừa, khống chế và điều trị Covid-19, dựa trên đề xuất của Ấn Độ và Nam Phi đưa ra hồi tháng 10-2020.

Mỹ tuyên bố ủng hộ đề xuất từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19 để giúp tăng tốc sản xuất vaccine toàn cầu. Ảnh: Reuters

Cùng ngày, Đại diện Thương mại Mỹ, Katherine Tai cho biết chính phủ Mỹ ủng hộ từ bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của vaccine Covid-19 và quyết định này được đưa ra dựa trên các bối cảnh bất thường của đại dịch Covid-19.

Bà nói: “Mỹ tin tưởng mạnh mẽ vào các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng để chấm dứt đại dịch này, Mỹ ủng hộ việc từ bỏ các biện pháp bảo vệ đó đối với vắc-xin Covid-19”.

Bà Tai cho rằng các cuộc đàm phán về việc từ bỏ bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19 sẽ mất rất nhiều thời gian vì nguyên tắc ra quyết định dựa trên đồng thuận của tất cả 164 thành viên WTO cũng như tính phức tạp của các vấn đề liên quan.

Trước đó, Mỹ và các nước giàu khác cùng Liên minh châu Âu (EU) phản đối việc từ bỏ này vì cho rằng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tạo ra động lực quan trọng để thúc đẩy sáng tạo nhằm chống lại đại dịch Covid-19 và các đại dịch khác trong tương lai.

Đại diện Thương mại Mỹ, Katherine Tai cho biết sự ủng hộ của Mỹ đối với việc miễn trừ quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19 chỉ là một phần trong nỗ lực của Washington phổ cập vắc-xin này trên khắp thế giới một cách nhanh chóng.

Bà nói: “Khi nguồn cung vaccine Covid-19 của chúng tôi cho người dân Mỹ được đảm bảo, chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường các nỗ lực, bao gồm làm việc với khu vực tư nhân và tất cả các đối tác có thể, để mở rộng sản xuất và phân phối vaccine. Mỹ cũng cũng sẽ tìm cách tăng nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất vắc-xin Covid-19.”

Các công ty dược phẩm và các tổ chức kinh doanh khác đã phản đối động thái này và cho rằng nó sẽ giúp không giải quyết được các vấn đề sản xuất và cung ứng vắc-xin Covid-10 trong ngắn hạn vì các nhà sản xuất gia công thiếu các kiến thức kỹ thuật cần thiết nhất định.

Hiệp hội các nhà sản xuất và nghiên cứu dược phẩm Mỹ (PhRMA) ra tuyên bố nói rằng quyết định trên của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ làm suy yếu các chuỗi cung ứng vốn đang căng thẳng và khuyến khích nạn sản xuất vaccine giả.

Hãng dược Pfizer (Mỹ), công ty đã hợp tác với hãng công nghệ sinh học BioNTech (Đức) để sản xuất vaccine Covid-19 có tên gọi BNT162b2 , từ chối bình luận về phát biểu của bà Katherine Tai. Hôm 4-5, Giám đốc điều hành Pfizer, Albert Bourla Ba biết việc chia sẻ bản quyền sáng chế là không hợp lý và làm như vậy cũng sẽ không giúp thúc đẩy sản xuất vắc-xin Covid-19.

“Điều đó thật sai lầm,” ông Bourla nói về việc đề xuất chia bản quyền sáng chế vaccine Covid-19. Ông cho biết nguồn cung vắc-xin Covid-19 bị hạn chế bắt nguồn từ việc không có bất kỳ sản phẩm vắc-xin nào sử dụng công nghệ mRNA được phê duyệt trước đại dịch giống như vaccine BNT162b2.

Ông cho biết Pfizer đã nâng cao năng lực sản xuất trong một năm qua. Ông cho rằng việc bắt buộc chia sẻ bản quyền sáng chế một cách độc đoán sẽ không khuyến khích các công ty công nghệ sinh học phát triển các sản phẩm vắc-xin cho các đại dịch trong tương lai.

Trong khi đó, hồi năm ngoái, hãng công nghệ sinh học Moderna (Mỹ)  cho biết sẽ không thực thi các bản quyền sáng chế liên quan đến vắc-xin Covid-19 đang thử nghiệm của hãng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và sẽ sẵn sàng cấp phép sử dụng bản quyền sáng chế cho các công ty khác sau đại dịch.

Hơn 100 nước đang phát triển, triển do Ấn Độ và Nam Phi dẫn đầu, đã thúc đẩy việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ nói trên vì họ cho rằng điều này là cần thiết để dập tắt đại dịch Covid-19.110 thành viên của Quốc hội Mỹ thuộc đảng Dân chủ đã viết thư cho Tổng thống Joe Biden để kêu gọi ủng hộ đề xuất từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, 12 nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng gửi thư cho ông Biden hôm 4-5 để hối thúc ông xem xét các giải pháp khác để tăng khả năng tiếp cận vắc-xin Covid-19 trên toàn cầu, chứ không làm suy yếu các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vốn không phải là nguyên nhân khiến tình trạng tắc nghẽn trong sản xuất vắc-xin hiện nay. Họ cho rằng việc bãi bỏ các biện pháp bảo hộ như vậy sẽ cản trở tính cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp Mỹ.

Chánh Tài

Theo Wall Street Journal, KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Viện Pasteur TPHCM hết sinh phẩm và vắc-xin dịch vụ, không...

0
Nhiều người dân đến Viện Pasteur TPHCM để tiêm các loại vắc-xin như HPV, cúm mùa, uốn ván… đều phải ra về vì nhân...

Cần Thơ xin không nhận 100.000 liều vắc-xin AstraZeneca vì vẫn...

0
UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản gửi Bộ Y tế, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương và Viện Pasteur TPHCM xin...

Mua 21,9 triệu liều vắc-xin của Pfizer cho trẻ em từ...

0
Chính phủ vừa đồng ý mua 21,9 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. TPHCM...

Bộ Y tế chấp thuận tiêm mũi 3 vắc-xin Moderna bằng...

0
(SGTT) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chấp thuận đề nghị của nhà sản xuất vắc-xin Moderna, về việc người đã tiêm...

Việt Nam đã tiêm hơn 148 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19,...

0
(SGTT) - Theo cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, đến chiều ngày 29-12, cả nước đã tiêm hơn 148,1 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19....

Hơn 1,26 triệu ca F0 ở Việt Nam đã được điều...

0
(SGTT) - Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính tới sáng ngày 29-12, cả nước có hơn 1,26 triệu ca F0 đã được...

Kết nối