Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024

Mô hình nhà thuốc hiện đại dự báo tiếp tục gia tăng số lượng

Theo tổ chức nghiên cứu thị trường IQVIA, số lượng nhà thuốc hiện đại tiếp tục tăng trong những năm tới và các chuỗi nhà thuốc cũng đang đa dạng hóa danh mục sản phẩm bao gồm các mặt hàng tiêu dùng nhanh như sản phẩm chăm sóc cá nhân, dược mỹ phẩm… Điều này giúp doanh nghiệp ngành dược tăng doanh thu và lợi nhuận.
Các chuỗi nhà thuốc đang đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh minh hoạ: Quỳnh Trần

TTXVN dẫn nguồn từ tổ chức nghiên cứu thị trường IQVIA, từ năm 2018 đến năm 2021, số cửa hàng thuộc chuỗi nhà thuốc hiện đại ở Việt Nam tăng từ 185 lên 1.600 cửa hàng.

Các chuỗi nhà thuốc hiện đại tiếp tục tăng trong năm 2022 và những năm tới. Đơn cử, tính đến tháng 7-2022, số lượng cửa hàng thuốc trong chuỗi nhà thuốc Pharmacity tăng hơn 40%, nhà thuốc Long Châu tăng hơn 70%, An Khang tăng gần gấp đôi so với năm trước.

Nguyên nhân của sự phát triển này chủ yếu là do nhà thuốc theo mô hình hiện đại giành được thị phần từ các hiệu thuốc truyền thống khi Chính phủ đưa ra các quy định khắt khe hơn đối với các nhà bán lẻ dược phẩm, thuốc kê đơn và triển khai hình thức đơn thuốc điện tử. Bên cạnh đó, kênh nhà thuốc còn chiếm thị phần từ kênh bệnh viện và việc tiêu dùng ngày càng tăng đối với các sản phẩm vitamin, thực phẩm chức năng.

Hiện nay, các chuỗi nhà thuốc cũng đa dạng hóa danh mục sản phẩm bao gồm các mặt hàng tiêu dùng nhanh như sản phẩm chăm sóc cá nhân, dược mỹ phẩm… Điều này đã giúp doanh nghiệp ngành dược tăng doanh thu và lợi nhuận.

Chuyên gia của Công ty CP Chứng khoán SSI đánh giá, chi tiêu cho dược phẩm có thể vẫn ổn định do tính thiết yếu của các sản phẩm này, các chuỗi nhà thuốc có thể thương lượng các điều khoản với nhà cung cấp để tăng tỷ suất lợi nhuận gộp.

Tính đến tháng 12-2022, chuỗi nhà thuốc Long Châu trong hệ sinh thái Công ty Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FRT) đã vượt mốc 1.000 nhà thuốc, vượt 125% kế hoạch của năm 2022. FRT cũng dự kiến sẽ tăng tổng số cửa hàng lên 3.000 trong 5 năm tới.

Về chuỗi bán lẻ, dược phẩm An Khang được quản lý vận hành bởi Công ty Đầu tư Thế giới di động (MWG) có tốc độ phát triển số lượng cửa hàng nhanh, từ 178 cửa hàng năm 2021 lên 529 cửa hàng vào năm 2022. Sang năm 2023, dược phẩm An Khang dự kiến sẽ còn mở rộng quy mô với mô hình thuốc điều trị chiếm khoảng 60% so với tổng sản phẩm.

Số liệu của Tổng cục Thống kê ghi nhận, năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 7,8%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu ở mức 19,2%.Khảo sát của Vietnam Report (Công ty Báo cáo đánh giá Việt Nam) cho thấy, từ năm 2017 đến năm 2021, số chi tiêu cho y tế tăng từ 16,1 tỉ đô la Mỹ lên hơn 20 tỉ đô la Mỹ. Dự kiến, đến năm 2025, con số này là 23,3 tỉ đô la Mỹ và 33,8 tỉ đô la Mỹ vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng kép trong giai đoạn từ năm 2020-2030 là 7,6%.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

‘Bàn tay’ AI trong sự phát triển của ngành y

0
(SGTT) - AI đang ngày càng khẳng định tiềm năng trong việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và cải...

Bộ Y tế đề nghị không để thiếu thuốc trong dịp...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đề nghị các sở y tế tỉnh, thành phố, bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế và các...

Hà Nội khuyến khích người dân đeo khẩu trang nơi công...

0
(SGTT) - Theo kế hoạch về phòng, chống dịch trong năm 2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội khuyến khích người dân đeo khẩu...

Ngành y tế sẽ rà soát thủ tục công bố trang...

0
(SGTT) - Trước tình trạng một số cơ sở sản xuất, nhập khẩu hạ thấp mức độ rủi ro của trang thiết bị y...

Đảm bảo kinh phí, nguồn lực phòng chống dịch bệnh cuối...

0
(SGTT) - Liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông – xuân 2023-2024, theo Bộ Y tế, UBND các cấp cần...

TPHCM kêu gọi đầu tư 41 dự án theo phương thức...

0
(SGTT) - Trong 41 danh mục dự án vừa được Hội đồng Nhân dân TPHCM thông qua để kêu gọi đầu tư theo phương...

Kết nối