Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024

Lúng túng với phí đường bộ xe máy

Anh Quân

Dù đã được HĐND TPHCM thông qua việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy từ đầu năm 2015 nhưng đến nay, rất nhiều phường chưa thực hiện được vì còn chờ hướng dẫn từ trên xuống.

Phường chờ quận, quận chờ sở

Qua ghi nhận của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị tại một số phường thuộc các quận 1, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh… hầu như chuyện thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy (phí đường bộ xe máy) vẫn còn nằm trên kế hoạch. Tại phường 11, quận Bình Thạnh, Chủ tịch UBND phường này là ông Lại Ngọc Tú cho biết chưa triển khai được gì. “Phường phải chờ hướng dẫn cụ thể từ quận rồi mới tính tiếp”, ông Tú cho biết.

Tương tự, ông Lê Tiến Sĩ, Chủ tịch UBND phường Tân Định, quận 1 cũng cho biết đang chờ chỉ đạo từ quận. Đề cập đến phương thức thu, ông Sĩ cho biết sẽ thông qua đội đi thu thuế phi nông nghiệp, đồng thời có sự hỗ trợ của lực lượng tổ dân phố. “Có hai phương án thu là người dân có thể lên phường nộp trực tiếp hoặc tổ dân phố sẽ xuống từng nhà thu, cách nào thuận tiện thì người dân sẽ sử dụng”, ông Sĩ nói.

Cũng giống như các phường khác của quận 1, ông Nguyên Duy An, Chủ tịch phường Nguyễn Cư Trinh cho biết, phường cũng chưa triển khai vì chưa có văn bản từ quận. Vị chủ tịch phường này cho biết, việc thu phí xe máy còn phải chờ cấp biên lai từ Sở Tài chính, lập tài khoản để nộp về ngân sách chứ không phải là hội đồng nhân dân thông qua là thu được ngay.

TPHCM hiện đang quản lý hơn 6,3 triệu xe máy, chưa kể xe của người dân ở các tỉnh, thành khác mang theo khi sống ở TPHCM, vì thế rất khó để thực hiện việc thu phí bảo trì đường bộ.
TPHCM hiện đang quản lý hơn 6,3 triệu xe máy, chưa kể xe của người dân ở các tỉnh, thành khác mang theo khi sống ở TPHCM, vì thế rất khó để thực hiện việc thu phí bảo trì đường bộ.

[box type=”bio”] Hiệu quả không cao

Việc thu phí đường bộ đối với xe máy, TPHCM là địa phương thực hiện cuối cùng. Đến đầu năm 2015, HĐND TPHCM mới đồng ý cho thu loại phí này. Tuy nhiên, các tỉnh, thành thực hiện trước TPHCM, tỷ lệ thu được cũng rất thấp.

Theo số liệu thống kê của Quỹ bảo trì đường bộ thành phố Cần Thơ, năm 2014 Cần Thơ thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy đạt 8,5 tỉ đồng, chiếm khoảng 20% tổng số xe máy toàn địa bàn thành phố (570.000 chiếc) và đạt 43% so với kế hoạch thu đề ra (khoảng 20 tỉ đồng).

Thành phố Hà Nội, năm 2014 dự kiến thu khoảng 250 tỉ đồng phí đường bộ xe máy nhưng thực tế thu được thấp hơn rất nhiều so với dự kiến. Còn thành phố Đà Nẵng năm 2014 thu phí xe máy chỉ đạt 19%. [/box]

Quá nhiều cái khó, dời đến tháng 5?

Hiện tại, một số phường ở các quận tại TPHCM đã thống kê sơ bộ số xe máy của các hộ dân ở phường mình. Theo ông Sĩ thì phường Tân Định đã tiến hành thống kê sơ bộ xe máy của các hộ có hộ khẩu thường trú, còn xe của người dân tạm trú hoặc không đăng ký tạm trú thì chưa thống kê được. Theo đánh giá của ông, qua năm đầu thực hiện chắc chắn khó có thể để thu phí đạt như kế hoạch.

Trước đây, khi trình đề án lên HĐND thành phố phê duyệt, UBND TPHCM, cho biết hiện nay xã, phường, thị trấn đang được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn nên giao cho lực lượng này thu cả phí sử dụng đường bộ xe máy sẽ không tăng thêm biên chế. Tuy nhiên, tìm hiểu thực trạng ở các phường thì được biết việc thu thuế đất phi nông nghiệp đã có địa chỉ cụ thể nên chỉ cần một số người nhất định. Còn đối với xe máy với hàng ngàn chiếc thì lượng người như vậy là không đủ.

Không chỉ các phường than khó, ngay cả Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM Nguyễn Thành Chung trong cuộc họp trực tuyến với Bộ GTVT hôm 19-1 cũng than phiền về cách thu phí đường bộ sẽ gây khó khăn cho các phường. Ông Chung cho biết, TPHCM hiện nay đang quản lý hơn 6,3 triệu xe máy, đó là chưa kể xe của người dân ở các tỉnh, thành khác mang theo khi sống ở TPHCM.

Vị Giám đốc Sở GTVT TPHCM lo ngại việc thu phí đường bộ đối với xe máy rất dễ thất thoát nên cần có chế tài xử phạt để đảm bảo công bằng cho người nộp phí. Ngoài ra, việc giao cho thanh tra thuế hoặc cán bộ tài chính đi kiểm tra thì khó đạt được hiệu quả. “Đối với ô tô việc thu phí đường bộ đạt hiệu quả cao vì có công an xử phạt, còn đối với xe máy nếu chưa đạt hiệu quả cao thì nên cân nhắc thời điểm thu”, ông Chung kiến nghị với Bộ GTVT.

Trước đó, hôm 15-1, Sở GTVT TPHCM đã trình UBND TPHCM kế hoạch thu phí đường bộ xe máy, dự kiến từ tháng 3-2015 sẽ thực hiện kê khai, tổng hợp, kiểm kê số liệu để đến tháng 5-2015 bắt đầu thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy.

Muốn biết “mặt” cái biên lai

Dù các cơ quan chức năng chưa tiến hành thu phí đường bộ xe máy nhưng nhiều người dân tại TPHCM khi được hỏi vẫn tỏ ra băn khoăn về biên lai thu phí đường bộ xe máy. Ông Đỗ Văn Út, ngụ tại 472/28 đường Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức cho biết, đối với ô tô chứng nhận đã đóng phí đường bộ rất nhỏ gọn và được ép nhựa để bảo quản nắng mưa và được dán bên trong xe. Còn biên lai thu phí đối với xe máy thì không biết như thế nào? “Nếu giống như biên lai thu tiền thông thường thì rất dễ bị rách nát vì biên lai này người dân phải giữ cho cả năm, còn nếu làm như chứng nhận đóng phí của ô tô thì đối với xe máy sẽ dán ở đâu. Nếu dán ở thành xe thì khi đi đâu rất dễ bị bóc trộm”, ông Út nói.

Quá trình ghi nhận ý kiến của người dân liên quan đến phí đường bộ xe máy, chúng tôi thấy rằng điều mà ông Út đề cập cũng là băn khoăn của nhiều người. Cái họ quan tâm là biên lai thu phí sẽ ra sao, bảo quản thế nào, sử dụng thế nào để khỏi bị phạt khi làm rách hay bị thất lạc. Tuy nhiên, như lời bà Tuyết Anh (đường Trần Bình Trọng, quận 5) thì “đến nay, tôi còn chưa biết cái biên lai mặt tròn mặt méo ra sao. Nếu nó chỉ là tờ giấy mỏng thì đúng là khó bảo quản thật”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trải nghiệm món bột chiên vị Hoa, bán hơn 40 năm...

0
(SGTT) - Bột chiên là món ăn bắt nguồn từ ẩm thực Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam và được một số người...

Lên Nậm Cang ngắm mùa lúa chín vàng

0
(SGTT) – Cuối tháng 7, những thửa ruộng bậc thang ở Nậm Cang lại được “tô màu” vàng óng ả bởi mùa lúa chín. ...

Ghé quán cà phê muối đầu tiên ở xứ Huế

0
(SGTT) - Quán Cà Phê Muối trên đường Nguyễn Lương Bằng được xem là nơi mở bán cà phê muối đầu tiên ở thành...

Những biện pháp phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết ‘sáng...

0
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, tại Việt Nam, trong năm 2023, cả nước ghi nhận 289.066 trường hợp mắc cúm mùa....

Thử vị bánh xèo ‘bảy thập kỷ’ được Michelin Bib Gourmand

0
(SGTT) - Trong hơn bảy thập kỷ qua, tiệm bánh xèo 46A Đinh Công Tráng, quận 1 là điểm đến quen thuộc của người...

Ứng dụng ESG vào xây dựng chiến lược thương hiệu bền...

0
(SGTT) - Theo các chuyên gia, thực hành ESG có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực, có cơ hội tiếp cận các...

Kết nối