Chủ Nhật, Tháng Chín 15, 2024

Lễ 2-9 đến Thành cổ Quảng Trị nhớ ‘mùa hè đỏ lửa’ xưa

(SGTT) –  Thành cổ Quảng Trị, nằm giữa lòng thị xã Quảng Trị, là một chứng nhân lịch sử về sự hy sinh của hàng nghìn chiến sĩ trong 81 ngày đêm gìn giữ từng tấc đất. Nơi đây không chỉ là một bảo tàng sống động mà còn trở thành điểm đến cho những du khách muốn tìm hiểu lịch sử Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 
Thành cổ Quảng Trị được xây dựng từ thời vua Gia Long, ban đầu được xây bằng đất. Đến năm 1839, dưới thời vua Minh Mạng, thành trì này được xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000m, cao hơn 4m, thành có bốn cửa chính ở các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Trong thời gian xâm lược của Pháp, Thành cổ Quảng Trị được xây thêm hệ thống nhà tù, mở rộng và kiên cố hoá khu lao xá để làm nơi giam giữ những người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng trong tỉnh và khu vực. Đến năm 1954, sau khi ký kết Hiệp định Genève, Thị xã Quảng Trị, trong đó Thành Cổ Quảng Trị trở thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế – xã hội của quân đội Mỹ. Ảnh: Vỹ Khương
Hệ thống nhà lao tù trong Thành cổ sau chiến tranh. Ảnh: Vỹ Khương

Đến năm 1972, khi cuộc tấn công chiến lược trên toàn miền Nam bắt đầu, tại Quảng Trị quân ta cũng mở tấn công, đến ngày 2-5-1972 thì giải phóng được thị xã Quảng Trị. Không chấp nhận, Mỹ đã phát động cuộc chiến để tranh giành lại thành cổ. Trong suốt 81 ngày đêm, Mỹ đã trút xuống nơi này hơn 328.000 tấn bom đạn. Thời gian đó được coi là “mùa hè đỏ lửa” với sự hy sinh của hơn 4.000 chiến sĩ bám trụ giữ thành.

Đài chứng tích sinh viên và chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị xây dựng năm 2002 để ghi nhớ và tưởng niệm những người lính, học sinh, sinh viên đã hy sinh. Cuộc chiến năm đó đã góp phần vào thắng lợi tại Hội nghị Paris năm 1973 của quân dân ta. Ảnh: Vỹ Khương
Tại khu vực trung tâm thành có một đài tưởng niệm, chính giữa đài tưởng niệm có một cây đèn màu đỏ cao 8,1m tượng trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu khốc liệt vào năm 1972. Đài tưởng niệm được coi là ngôi mộ của hàng nghìn chiến sĩ đã ngã xuống vì đất nước. Ảnh: Vỹ Khương
Chiến tranh qua đi, thành cổ được trùng tu và xây dựng thêm nhiều công trình mới như  Đến tham quan Thành cổ, du khách có thể ghé thăm Bảo tàng thành cổ Quảng Trị để tìm hiểu thêm cuộc chiến lịch sử mùa hè năm 1972. Ảnh: Vỹ Khương
Khuôn viên tại thành cổ được dựng nhiều bức tượng, phù điêu để du khách tham quan và ghi nhớ lịch sử. Ảnh Vỹ Khương
Toàn cảnh Thành cổ Quảng Trị. Ảnh: Ban quản lý di tích Thành cổ Quảng Trị

Năm 2013, Thành cổ Quảng Trị được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Hiện nay, người dân và du khách có thể đến vào thành cổ miễn phí, thời gian tham quan từ 7:00 giờ đến 17:00 hàng ngày.

Ngoài ghé Thành Cổ Quảng Trị, du khách có thể kết hợp thăm một số địa điểm gắn với lịch sử gần đó như bến sông Thạch Hãn, nhà thờ Tri Bưu, chốt Long Quang, trường Bồ Đề,  cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc…

Theo Trung tâm quản lý di tích và bảo tàng tỉnh Quảng Trị

Ngọc Khuyến - Vỹ Khương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gợi ý 5 điểm check-in khi đến Hướng Hóa, Quảng Trị

0
(SGTT) – Thôn Chênh Vênh, đồi cỏ Xa Reng hay thác Tà Puồng…là những điểm du lịch hấp dẫn mà du khách có thể...

Thăm rẻo cao Tà Long nơi miền Tây Quảng Trị

0
(SGTT) - Xã Tà Long thuộc huyện Đa Krông, miền Tây tỉnh Quảng Trị. Đây là xã rẻo cao có phong cảnh đẹp, điển...

Trekking, cắm trại trên đồi cỏ Xa Reng ở miền Tây...

0
(SGTT) - Đồi cỏ Xa Reng nằm ở thôn Ra Ly – Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đồi cỏ...

Về thăm thôn Chênh Vênh bình yên giữa núi rừng Quảng...

0
(SGTT) -  Được bao bọc bởi sông suối và núi rừng, thôn Chênh Vênh thuộc xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị,...

Bất ngờ khung cảnh rừng cây sau sau thay lá ở...

1
(SGTT) - Vào những ngày đầu năm 2024, rừng cây sau sau tại Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị chuyển màu đỏ,...

Độc đáo lễ hội ‘phá trằm’ bắt cá ở Quảng Trị

0
(SGTT) - Một lễ hội có từ hơn 300 năm trước ở Quảng Trị vẫn hiện hữu sinh động đến ngày nay, khi hàng...

Kết nối