Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024

Không gian huyền ảo tại bảo tàng được ghé thăm nhiều nhất thế giới

(SGTT) – Với gần 2,2 triệu lượt tham quan/năm, vượt qua bảo tàng Van Gogh (Hà Lan), TeamLab Borderless (Tokyo, Nhật Bản) trở thành bảo tàng được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới do Guinness công nhận.

Đây hứa hẹn là điểm check-in ấn tượng khi du khách đến “xứ Phù Tang” trong thời gian tới khi Nhật Bản lên kế hoạch đón khách quốc tế từ cuối tháng 5-2022.

Ảnh: teamLab

Với tổng số khách tham quan kỷ lục là 2.198.284 lượt năm 2019, TeamLab Borderless đã vượt qua bảo tàng Van Gogh, Hà Lan (2.134.778 lượt), bảo tàng Picasso, Tây Ban Nha (1.072.887 lượt), trở thành bảo tàng được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới do Tổ chức Kỷ lục Guinness công nhận.

Mở cửa đón khách từ năm 2018, TeamLab Borderless là bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới ở Nhật Bản. Tạp chí Time đã bình chọn đây là một trong những “Địa điểm tuyệt vời nhất thế giới năm 2019”.

Du khách có thể leo trèo, di chuyển và xoay vòng trong một không gian đầy màu sắc. Đây sẽ là không gian thích hợp cho các bạn nhỏ. Ảnh: teamLab

TeamLab Borderless là bảo tàng do Mori Building Co., Ltd, công ty phát triển cảnh quan đô thị hàng đầu Nhật Bản và teamLab, đội ngũ các chuyên gia liên ngành hàng đầu thế giới đồng quản lý. Bảo tàng tọa lạc tại một khu vực rộng 10.000 m² nằm trong khu thương mại Palette Town, trên vịnh Odaiba của Tokyo.

Lấy cảm hứng từ khái niệm “borderless” (không biên giới), teamLab Borderless là một nhóm với hơn 50 tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số, được vận hành bởi 520 máy tính và 470 máy chiếu với công nghệ tương tác bậc nhất.

Ảnh: teamLab

Mỗi tác phẩm mang một chủ đề khác nhau nhưng chúng lại có thể di chuyển tự do, ảnh hưởng và đôi khi xen kẽ với các tác phẩm khác, tạo thành các mối liên hệ bổ sung cho nhau, mang lại cho người xem cảm giác liên tục, không bị gián đoạn và không có ranh giới.

Dựa trên phương châm “Bạn trở thành trung tâm và tác phẩm nghệ thuật thay đổi theo bạn”, teamLab Borderless cho phép người xem có thể trực tiếp khám phá, tương tác với các tác phẩm cũng như trải nghiệm tương tác với những người xem khác.

Ảnh: teamLab

Người xem có thể trải nghiệm thông qua năm giác quan một cách tối đa, dựa trên sự kết hợp giữa âm thanh, ánh sáng, màu sắc, sự chuyển động… mang lại cho người xem cảm giác ngỡ ngàng, choáng ngợp và ấn tượng sâu sắc.

Một điểm lưu ý cho người xem khi đến bảo tàng là không gian ở đây rất rộng và hình ảnh chuyển tiếp liên tục nên mọi người phải chú ý quan sát khi di chuyển. Bảo tàng teamLab Borderless không giới hạn thời gian tham quan. Giờ mở cửa trong tuần từ 10:00 đến 19:00, cuối tuần và các ngày lễ từ 10:00 đến 21:00.

Người tham quan có thể thưởng thức trà với những bông hoa kỹ thuật số nở bên trong tách. Ảnh: teamLab

Giá vé cho mỗi đối tượng: người lớn (từ 15 tuổi trở lên): 3200 yên ( khoảng 565.000 đồng); trẻ em (từ 4 – 14 tuổi): 1000 yên (175.000 đồng), người khuyết tật: 1600 yên (khoảng 280.000 đồng).

Anh Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thưởng thức phở Yến bình dân, tô đặc biệt giá 40.000...

0
(SGTT) - Chọn phân khúc giá bình dân, phở Yến dù mới mở bán nhưng đón nhiều lượt thực khách đến thưởng thức. Bữa...

‘Một thoáng Hội An’ tại quán ăn ở TPHCM được Michelin...

0
(SGTT) - Không chỉ dừng ở không gian bài trí mang nét phố cổ Hội An, quán Bếp người Hội An còn mang đến...

Những tranh cãi xoay quanh luật hóa việc bán thuốc online

0
(SGTT) - Sự phát triển của thương mại điện tử đã mang đến cơ hội kinh doanh cho nhiều lĩnh vực khác nhau, trong...

Hướng đi lại khi thông 1 nhánh hầm chui Nguyễn Văn...

0
(SGTT) - Ngày 6-9, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM cho biết sau...

Lạ miệng với hủ tiếu sườn kho, gọi thêm chén cá...

0
(SGTT) - Nằm trên đường Nguyễn Trãi, quận 5, quán An Quyên chuyên phục vụ các món ăn mang phong vị ẩm thực Trung...

Ghé Hamamatsu, thăm nơi lưu giữ hàng ngàn nhạc cụ trên...

0
(SGTT) – Bảo tàng nhạc cụ Hamamatsu nằm tại thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizuoka được xem là bảo tàng đầu tiên và duy nhất...

Kết nối