Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Khám phá 4 ngôi chùa rực rỡ tại Sóc Trăng và Bạc Liêu

(SGTT) – Có dịp đến miền Tây, du khách nên dành thời gian khám phá, chiêm bái 4 ngôi chùa có kiến trúc đẹp, sắc màu rực rỡ như chùa Xiêm Cán, chùa Ghositaram ở Bạc Liêu và chùa Chén Kiểu, chùa Tà Mơn ở Sóc Trăng.

Chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng

Chùa Chén Kiểu còn có tên là chùa Sà Lôn, nằm ven QL1A đoạn qua xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, cách TPHCM hơn 180km. Ảnh: Nguyên Phong

Chùa Chén Kiểu còn có tên là chùa Sà Lôn, nằm ven QL1A đoạn qua xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, cách TPHCM hơn 180km. Ban đầu chùa được dựng bằng lá, đến năm 1969, chùa được xây lại có kiến trúc như hiện nay gồm chánh điện và các bảo tháp…

Khác với sắc vàng nổi bật của những ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ, chùa Chén Kiểu sặc sỡ với những họa tiết đủ màu, từ tím, xanh, đỏ…đến hồng, cam.

Với lối kiến trúc ấn tượng, chùa Chén Kiểu cũng đã được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào “Top 7 công trình kiến trúc độc đáo năm 2002”. Ảnh: Nguyên Phong

Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa… từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được người dân biết đến với tên gọi thứ hai “Chùa Chén Kiểu”.

Chùa Chén Kiểu là một ngôi chùa nổi tiếng tại Sóc Trăng.

Chùa Chén Kiểu là một ngôi chùa nổi tiếng tại Sóc Trăng, là địa điểm hành hương tâm linh không thể thiếu đối với đời sống của người dân và cộng đồng người Khmer.

Với lối kiến trúc ấn tượng, chùa Chén Kiểu cũng đã được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào “Top 7 công trình kiến trúc độc đáo năm 2002”, trong khuôn khổ chương trình “Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2022”.

Vừa qua, tại khuôn viên chùa, Ban tổ chức chương trình “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” đã trao chứng nhận “Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2022”  cho đại diện nhà chùa. Ảnh: Nguyên Phong

Chùa Xiêm Cán, Bạc Liêu

Chùa mang kiến trúc Angkor Khmer truyền thống. Ảnh: Nguyên Phong

Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại xã Vĩnh Trạch Đông, cách trung tâm TP Bạc Liêu hơn 10km, được hòa thượng Lâm Mau trụ trì xây dựng cách đây 135 năm. Chùa mang kiến trúc Angkor Khmer truyền thống, là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây và là di tích văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu.

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu có gam màu tương tự như những ngôi chùa Khmer khác. Đó là sắc vàng đậm rực rỡ, pha thêm gam màu đỏ cam để tạo điểm nhất. Ảnh: Nguyên Phong
Gần đây, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp Hiệp hội Du lịch ĐBSCL tổ chức công nhận chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tiêu biểu của khu vực ĐBSCL. Ảnh: Nguyên Phong

Hiện nay, chùa Xiêm Cán không chỉ là nơi tập trung tín ngưỡng của đồng bào Khmer địa phương, mà hàng ngày có đến hàng trăm lượt khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Được biết, tên gọi Xiêm Cán mang nghĩa là “giáp nước”. Điều này nói đến việc ngôi chùa ngự trên một vùng đất cạnh bãi bồi ven biển.

Ảnh: Nguyên Phong

Chùa Ghositaram, Bạc Liêu

Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với bất cứ du khách nào đến Bạc Liêu. Ảnh: Nguyên Phong

Chùa Ghositaram còn được gọi là chùa Cù Lao, được xây dựng năm 1860, tọa lại tại xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 5km. Với lối kiến trúc đặc trưng và trang trí ấn tượng, chùa Ghositaram giống như “bảo tàng mỹ thuật”, thể hiện tài năng của các nghệ nhân Khmer.

Ngôi chùa có lối kiến trúc nguy nga, rực rỡ với sắc đỏ và vàng, cùng nhiều hoạ tiết trang trí tinh xảo. Ảnh: Nguyên Phong

Ngôi chùa có lối kiến trúc nguy nga, rực rỡ với sắc đỏ và vàng, cùng nhiều hoạ tiết trang trí tinh xảo. Phần mái chùa hình tam giác cân, có ba lớp như hầu hết các ngôi chùa Khmer khác. Mặt tiền và nội thất của ngôi chùa đều được trang trí bằng các bức bích họa nhiều màu sắc, các họa tiết cầu kỳ, với lối chạm khắc tinh vi, tỉ mỉ.

Giữa các hàng trụ cột chạm khắc nhiều bức phù điêu. Ảnh: Nguyên Phong

Giữa các hàng trụ cột chạm khắc nhiều bức phù điêu mô tả sống động các câu chuyện, điển tích về cuộc đời Đức Phật và giáo lý nhà Phật. Được biết, các nghệ nhân phải mất khoảng 4 năm mới hoàn tất phần họa tiết, hoa văn trang trí của toàn bộ ngôi chùa.

Vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa. Ảnh: Nguyên Phong

Chùa Ghositaram như một điểm son trong văn hóa tín ngưỡng Phật giáo và là một trong những ngôi chùa Khmer có không gian, kiến trúc đẹp bậc nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Chùa Tà Mơn, Sóc Trăng

Ngôi chùa phủ một màu vàng rực rỡ, vô cùng nổi bật. Ảnh: Henry Dương

Chùa Wat Serey Tamon, hay còn gọi là chùa Tà Mơn nằm ở ấp Đào Viên, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố khoảng 20km.

Ngôi chùa phủ một màu vàng rực rỡ, vô cùng nổi bật. Nơi đây chủ yếu phục vụ tín ngưỡng của người dân địa phương, không có nhiều khách du lịch ghé thăm nên vẫn giữ được sự bình yên, thanh tịnh.

Chùa không có nhiều khách du lịch ghé thăm nên vẫn giữ được sự bình yên, thanh tịnh. Ảnh: Henry Dương

Trên đỉnh mỗi cột trong chánh điện đều gắn tượng Krud (người chim): một nửa thân là chim, nửa là người hoặc là tiên nữ, đứng dang hai tay đỡ mái chùa. Chùa nằm khá xa trung tâm, nhưng kiến trúc đặc sắc rất đáng để du khách tới chiêm ngưỡng.

Nguyên Phong

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tiềm năng hút khách từ ‘con đường thiêng’ của người Chăm...

0
(SGTT) – Việc các nhà khảo cổ vừa phát hiện con đường vào khu di tích tháp Mỹ Sơn tại Quảng Nam mở ra...

Thăm làng đá hơn 400 năm tuổi ở Cao Bằng

0
(SGTT) - Tồn tại hơn 400 năm, làng đá Khuổi Ky vẫn giữ được những vẻ đẹp độc đáo về kiến trúc và văn...

Về Củ Chi, sống lại không khí đêm ở chiến khu...

0
(SGTT) - Tái hiện khung cảnh người dân Củ Chi đào địa đạo, xay lúa, đan lát… trong thời kháng chiến chống Mỹ là...

Ngắm hoa gạo nở bên cảnh chùa thanh tịnh ở Thái...

0
(SGTT) - Cây hoa gạo nở đỏ rực một góc chùa Linh Sơn (huyện Đông Hưng, Thái Bình) tạo nên khung cảnh miền quê...

Đường phố Nha Trang nhộn nhịp lễ hội cầu ngư

0
(SGTT) - Chiều 14-3, UBND thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ hội cầu ngư với chủ đề “Nha Trang,...

Khám phá lễ hội Ramưwan của người Chăm ở Ninh Thuận

0
(SGTT) - Diễn ra trong ba ngày, từ 9 đến 11-3-2024, lễ hội Ramưwan được xem là tết cổ truyền của đồng bào Chăm...

Kết nối