Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024

Huế học kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa từ Pháp

Thừa Thiên Huế muốn tiến hành sao lưu tư liệu về vua Hàm Nghi và các tư liệu của triều Nguyễn cũng như các nghiên cứu mà Trường Viễn Đông Bác cổ – Paris (EFEO) đã tiến hành về Việt Nam.
Các đại diện văn hóa của Thừa Thiên Huế và Pháp trao đổi về các kỷ vật và tư liệu về cung đình Việt Nam đang lưu giữ tại Pháp. Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cung cấp

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, EFEO cùng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam dự định sẽ ký một thỏa thuận hợp tác về sử dụng dữ liệu tại EFEO phục vụ cho công tác bảo tồn di sản tại Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

Những thông tin này được đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế công bố ngày hôm nay, 25-8, khi Đoàn công tác Thừa Thiên Huế đang ở Pháp để làm việc với các đối tác tại quốc gia này nhằm tìm kiếm các tư liệu lịch sử liên quan tại Pháp.

Bên cạnh đó, đại diện của Huế cũng tìm hiểu, trao đổi định hướng hợp tác về tìm kiếm nguồn tư liệu liên quan đến triều đình nhà Nguyễn, công trình kiến trúc Thái Miếu, Điện Cần Chánh, Điện Kiến Trung, Văn Miếu, cũng như thỏa thuận hợp tác văn hóa trong lĩnh vực xuất bản và tư liệu số.

Cụ thể, Đoàn công tác của tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, là trưởng đoàn và ông Nguyễn Huy Thái, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thừa Thiên Huế, đã làm việc với bà Valérie Guillet – Giám đốc Nghiên cứu Trường Viễn Đông Bác cổ – Paris (EFEO), các chuyên gia nghiên cứu, chuyên gia bảo quản các hồ sơ lưu trữ, nghiên cứu của Trường cùng tham gia làm việc với đoàn.

Bà Valerie Guillet và đoàn đã trao đổi cụ thể về các tư liệu về Bảo tàng Khải Định trước năm 1945 nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình. Trường EFEO đã cho đoàn xem và sao chụp toàn bộ tài liệu gốc, danh mục các cổ vật trước đây, các quy định… để làm tư liệu chuẩn bị cho kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Bảo tàng cổ vật Cung đình.

Huế đang tìm cách lưu giữ và phát triển các giá trị văn hóa và lịch sử của cung đình xưa. Ảnh: Hoàng Lê

Ông Đinh Toàn Thắng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp, cho hay hiện nay ở Pháp còn lưu giữ nhiều hiện vật, cổ vật lịch sử, đặc biệt liên quan đến Triều Nguyễn tại một số bảo tàng như Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Cernuschi, Bảo tàng Guimet, Bảo tàng Quai Branly, Trường Viễn Đông Bác cổ….

Ông Thắng cho hay đại sứ quán sẵn sàng hỗ trợ tỉnh trong việc kết nối với các bảo tàng, nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và chuyên gia bảo tồn để tìm kiếm nguồn tư liệu lịch sử mà Thừa Thiên-Huế quan tâm, cũng như thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Thừa Thiên Huế với các đối tác Pháp, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn với ngành ngoại giao trong chuyến công tác tới tỉnh vừa qua.

Nhân Tâm

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khám phá 7 dòng suối, thác nước hoang sơ giữa núi...

0
(SGTT) – Khi khám phá núi rừng xứ Huế, du khách có thể dành thời gian ghé thăm những dòng suối, thác còn hoang...

Bàn cách xác định ‘dấu chân’ carbon để hướng đến du...

0
(SGTT) – Xác định "dấu chân" carbon, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng...

Sôi động giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế...

0
(SGTT) - Chào mừng 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh...

Chương trình ‘Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế’...

0
(SGTT) – Sau gần hai tháng triển khai, chương trình “Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế” do Sở Du lịch tỉnh...

Ghé thăm loạt di tích vừa được trùng tu ở Huế 

0
(SGTT) - Khu lăng mộ Hoàng thái hậu Từ Dụ, điện Kiến Trung hay Hải Vân Quan… là loạt di tích vừa được trùng...

Ngôi chợ nổi tiếng xứ Huế kỷ niệm 125 năm tồn...

1
(SGTT) - Tối 22-8, tại khu vực đường đi bộ sông Hương, thành phố Huế, Ban Quản lý chợ Đông Ba tổ chức kỷ...

Kết nối