Thứ Ba, Tháng Năm 7, 2024

Hackathon 2020: khi dân công nghệ chạy đua tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hậu Covid-19

(SGTTO) – Cuộc thi trực tuyến Vietnam Online Hackathon 2020 vào tuần tới lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô toàn quốc. 45 mentor (người hướng dẫn), những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sẽ hỗ trợ các sinh viên CNTT và lập trình viên phát triển các dự án giải quyết những vấn đề khó khăn của doanh nghiệp hậu Covid-19.  

Phần thi chính của cuộc thi Vietnam Online Hackathon 2020 sẽ diễn ra từ 15-5 đến 21-5. Những lập trình viên cả nước tham gia trong tuần lễ này sẽ xây dựng các ứng dụng hoặc trang web phục vụ nhu cầu chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn ứng phó và phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Cuộc thi Hackathon năm 2019 tại thành phố Đà Nẵng. Năm nay lần đầu tiên cuộc thi được đưa “lên mây” và có quy mô toàn quốc nhằm tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hậu Covid-19. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp
Từ hackathoner đến mentor

Anh Võ Thành Đạt lần đầu tham gia cuộc thi Hackathon (Lập trình nhanh) vào năm 2017 trong tư cách là một lập trình viên – hackathoner – để chứng minh mình sẽ thay đổi thể giới một ngày bằng những ý tưởng mới lạ, táo bạo. “Thêm vào đó tôi muốn được tận tay tạo ra một sản phẩm trong vòng 24 giờ”, anh Đạt, người từng làm cho công ty Wakumo Việt Nam và Ylinkee, nói.

Anh Võ Thành Đạt (ngoài cùng bên phải) và những người hướng dẫn đóng vai trò quan trọng giúp các dự án trong cuộc thi Hackathon có thể áp dụng trong thực tế. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp

Sau cuộc thi, chàng trai trẻ Võ Thành Đạt nhận ra nhiều bài học dành cho một lập trình viên. Thứ nhất là sự kiên trì. Thứ hai là khả năng xoay sở điều chỉnh các quyết định để mục tiêu phù hợp hoàn cảnh.

“Hackathon là một sân chơi cho những ý tưởng cọ xát. Nói cách khác, đó là vườn ươm. Một khi bạn đã gieo trồng được một ý tưởng trong vườn ươm đó, bạn sẽ không ngừng muốn nó vươn cao và xa hơn, được nhiều người biết đến và quan trọng là sẽ biến ý tưởng đó thành một công việc kinh doanh”, anh Đạt chia sẻ.

Vào năm đó, anh Đạt cùng những đồng đội trong nhóm của mình đã giành giải nhất với sản phẩm thẻ điện tử e-FlashCard, hỗ trợ học ngôn ngữ. Cho đến nay, sau 3 năm, e-FlashCard là một trong những sản phẩm phổ biến trên thị trường.

Sang năm 2018 và 2019, anh Đạt tiếp tục tham gia Hackathon nhưng với tư cách mentor với hy vọng giúp đỡ những lập trình viên nâng cao hiệu quả thực tế của sản phẩm. “Tôi đã biết cách kìm hãm những mơ mộng của những lập trình viên sao cho sản phẩm có tính ứng dụng cao nhất, bằng cách đặt sản phẩm vào những tình huống thực dụng nhất, và hướng dẫn các lập trình viên có tư duy của một người làm kinh doanh”, anh Đạt nói. Tuy đang ở Hoa Kỳ để tu nghiệp, nhưng anh vẫn có cơ hội tham gia Hackathon vì đây là lần đầu tiên cuộc thi diễn ra “trên mây” để đảm bảo an toàn trong thời kỳ Covid-19.

Tìm kiếm giải pháp hậu Covid-19

Anh Đạt là một trong 45 người hướng dẫn, 6 thuyết trình viên và 5 giám khảo tham gia cuộc thi Vietnam Online Hackathon 2020. Họ là các chuyên gia hàng đầu đến từ hơn 40 công ty CNTT tại Việt Nam.

Đội ngũ người hướng dẫn tham gia Vietnam Online Hackathon 2020. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp

Theo ban tổ chức, đối với cuộc thi lần này, việc tập trung xây dựng hành trình trải nghiệm giá trị cho các thí sinh là điều được ưu tiên hàng đầu. Trong đó, việc được kết nối, được trực tiếp hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm là điều cực kỳ quan trọng. Việc học hỏi có định hướng và có mục tiêu cụ thể có thể giúp cho hành trình của dự án trở nên hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm thời gian, công sức hơn rất nhiều so với việc tự mày mò.

Trong thời gian này, các đội thi tham gia chuỗi hội thảo chuyên đề trực tuyến (webinar), cung cấp các kiến thức về nội dung chủ đề và kỹ năng phát triển dự án. Hội thảo đầu tiên sẽ diễn ra vào 19:30 ngày 13-5 với chủ đề “Các vấn đề của doanh nghiệp trong giai đoạn ứng phó và phục hồi sau đại dịch” do anh Khương Trường Giang, Giám đốc Khách hàng doanh nghiệp của VNG Cloud, thuộc Công ty Cổ phần VNG, chia sẻ.

Tiếp theo sau đó, sẽ có 5 hội thảo về xây dựng mô hình dự án, phân tích khách hàng, xây dựng các tính năng cốt lõi, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý dự án. Đặc biệt là kỹ năng trình bày dự án do anh Hải Hồ, nhà sáng lập ứng dụng du lịch Triip.me thể hiện.

Anh Khương Trường Giang cho biết trong giai đoạn ứng phó và phục hồi sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với nhiều vấn đề sống còn. Trong đó nổi lên 4 thách thức nổi bật: tồn tại và duy trì sản xuất kinh doanh, trao quyền cho người lao động nhiều hơn khi làm việc từ xa, nhanh chóng chuyển đổi sản phẩm dịch vụ tạo nguồn doanh thu mới, tối ưu hóa về vận hành để tiết kiêm chi phí.

“Chưa bao giờ vai trò của chuyển đổi số lại rõ ràng và quan trọng như giai đoạn này nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua các thách thức trên. Tham gia cuộc thi, thí sinh Vietnam Online Hackathon có cơ hội là một trong những người giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp thiết thực cụ thể qua ý tưởng và giải pháp sáng tạo của mình”, anh Giang chia sẻ.

Ngoài giải thưởng tiền mặt và quà tặng lên tới 50 triệu đồng, 10 đại diện của 10 đội thi lọt vào chung kết sẽ được tài trợ tham gia tour tham quan và học tập tại các công ty CNTT lớn ở TPHCM.

Ban tổ chức cuộc thi Vietnam Online Hackathon 2020 vẫn đang tiếp tục kêu gọi các đơn đăng ký đến từ các học sinh, sinh viên CNTT và lập trình viên đến hết ngày 14-5-2020. Thí sinh sẽ được mời tham gia vào nhóm mang tên Slack để kết nối với các thí sinh khác trên khắp cả nước, các chuyên gia, diễn giả, người hướng dẫn và tham gia sinh hoạt nội bộ trong suốt tuần Hackathon. Lịch trình tuần Hackathon được bố trí linh hoạt và tạo điều kiện cho các thí sinh cần trực tuyến chủ yếu vào buổi tối và cuối tuần, sắp xếp với giờ học và giờ làm việc chủ động. Chương trình do Google Developer Group MienTrung và Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) tổ chức, phối hợp cùng tất cả các chapters GDG và GDG Cloud HCM, Hà Nội, Cần Thơ, sự hỗ trợ từ Sở Khoa học Công nghệ Đà Nẵng, sự đồng hành từ nhà tài trợ bạc VNG Corporation, Hybrid Technologies, CodeComplete Vietnam, Bespokify, bảo trợ truyền thông ICTNews cùng các đối tác: KMS Technology, Sun* Startup Studio, Nordic Coder, CodersX, Greenwich University và CodeGym Đà Nẵng.

Nhân Tâm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Di tích Bến tàu không số Lộ Diêu nhìn từ trên...

0
(SGTT) - Bến Lộ Diêu là một trong những điểm tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chi viện cho miền Nam bằng đường...

Chợ cá Bình Minh trong ánh bình minh

0
(SGTT) – Khi mặt trời dần ló dạng, cũng là lúc chợ cá Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nhộn nhịp người...

Startup đo lường khí thải tìm kiếm cơ hội kinh doanh...

0
(SGTT) - Trong những năm tới, các cơ quan quản lý chứng khoán ở châu Á sẽ triển khai quy định bắt buộc công...

Nhiều dự án giao thông lớn sẽ được xây dựng tại...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với địa phương trong giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự...

Đầu bếp Phạm Thị Thiên Hương: Ở bếp bánh mỗi ngày...

0
(SGTT) - Năm 12 tuổi, chị Phạm Thị Thiên Hương đã tự tay làm ra chiếc bánh ngọt đầu tiên. Cứ thế, hành trình...

Bằng lăng nở tím phố phường Hà Nội

0
(SGTT) – Tháng 5 về, khắp các con phố ở Hà Nội lại được khoác lên mình sắc tím bằng lăng. Hoa giáng hương...

Kết nối