Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Du lịch nông nghiệp sẽ là xu hướng sau đại dịch Covid-19

(SGTT) – Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhiều thói quen, bao gồm cả du lịch, bên cạnh các loại hình du lịch như tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hóa, khám phá, nghỉ dưỡng, sinh thái… du lịch nông nghiệp, du lịch xanh sẽ là xu thế cũ mà lại mới đối với du khách.
Mô hình làm du lịch kết hợp nông nghiệp hữu cơ đang được lan tỏa tại thành phố Hội An. Những người trong cuộc tin rằng đây là lựa chọn thích hợp để phát triển kinh tế thời gian sắp tới hậu Covid-19. Ảnh chụp lúc chưa xảy ra dịch ở Quảng Nam. Ảnh: Nhân Tâm

Đứng trước nhu cầu đổi mới, đa dạng các loại hình du lịch để phục vụ du khách chúng ta cần phải nắm bắt để xây dựng và khai thác hiệu quả. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên khác nhau, nên hình thức du lịch nông nghiệp cũng khác nhau theo từng vùng, quốc gia, lãnh thổ.

Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra dân số năm 2019 của Tổng cục thống kê, có đến 70% dân số theo nghề nông và hơn 50% diện tích là đất nông nghiệp thì không có lý do nào chúng ta không quyết tâm xây dựng cho được sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc trưng của Việt Nam.

Ngay từ trước khi có đại dịch Covid-19, xu hướng du khách tìm về nông thôn, tận hưởng những cảm giác thân thuộc của quê nhà với ruộng lúa, vườn cây, ao cá, lũy tre đã bắt đầu “nóng” thì sau dịch, nhu cầu hít thở không khí trong lành, tránh xa chốn đông người và cả nhu cầu ẩm thực rau xanh, thịt cá tươi càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

Bỏ phố về rừng
Khi đến với các farmstay, du khách được trải nghiệm cuộc sống làm nông nghiệp, thông thường là hái rau, củ quả hoặc tưới nước cho rau, câu cá, bắt gà… Trong ảnh, khách du lịch hái cam tại Orfarm Măng Đen, Kon Tum. Ảnh: Huyền Trần.

Các hành trình trải nghiệm du lịch nông nghiệp tại các trang trại, nông trại, làng nghề… chắc chắn sẽ được nhiều du khách chọn lựa.

Xu hướng du khách tìm về nông thôn, tận hưởng những cảm giác thân thuộc của quê nhà với ruộng lúa, vườn cây, ao cá, lũy tre đã bắt đầu “nóng” thì sau dịch, nhu cầu hít thở không khí trong lành, tránh xa chốn đông người và cả nhu cầu ẩm thực rau xanh, thịt cá tươi càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

Chúng ta phải nhìn nhận là du lịch kết hợp với nông nghiệp đã hình thành từ rất lâu cùng với sự ra đời của ngành đường sắt ở châu Âu và phát triển phổ biến từ những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ 20 ở hầu hết các quốc gia ở châu Âu như du lịch ở nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn…

Sau đó, từ những năm 90 của thế kỷ 20, loại hình này lan rộng và phát triển tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…

Riêng ở Việt Nam từ khi du lịch bắt đầu phát triển, chúng ta đã tiếp cận loại hình du lịch này một cách thụ động. Thụ động vì chính khách hàng, nhất là khách quốc tế yêu cầu chúng ta xây dựng cho họ sản phẩm nông nghiệp mà họ thấy hấp dẫn như tát nước, cày bừa, cấy lúa…. và cũng chính du khách là người tìm ra được giá trị của sản phẩm du lịch nông nghiệp không những là những trải nghiệm bổ ích mà họ được thử qua, mà còn là sự tìm hiểu thú vị về người nông dân Việt Nam và cuộc sống thôn dã thường nhật của họ.

Tuy nhiên, do không được đầu tư và khai thác đúng mức, sản phẩm đó trở thành độc đáo nhưng lại manh mún, nhỏ lẻ, lúc có lúc không và bị pha trộn hay mờ nhạt trong loại hình du lịch tham quan và sinh thái.

Sản phẩm du lịch nông nghiệp tuy độc đáo nhưng lại manh mún, nhỏ lẻ, lúc có lúc không và bị pha trộn hay mờ nhạt trong loại hình du lịch tham quan và sinh thái.

Hiện nay, khi du khách ngày càng quan tâm đến loại hình du lịch trải nghiệm và vệ sinh an toàn thực phẩm do sự đô thị hóa quá nhanh và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, lại thêm dịch bệnh bủa vây, loại hình du lịch nông nghiệp có cơ hội phát triển nhưng lại chưa đi đúng hướng và thiếu bền vững.

Do đó, bên cạnh việc đánh giá là nông nghiệp nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây, từ việc đơn thuần chỉ sản xuất để cung cấp nhu cầu lương thực đến việc nông nghiệp đã trở thành một trong những tiềm năng lớn để phát triển du lịch, chúng ta cần có việc làm cụ thể hơn từ các cấp chính quyền, các doanh nghiệp du lịch lữ hành đến các nhà cung cấp dịch vụ điểm đến du lịch nông nghiệp như trang trại, nông trường, nhà nghỉ nông thôn hay các cơ sở nông nghiệp cá thể cũng nông nghiệp công nghệ cao…

Du khách bắt cá tại Khu du lịch Lan Vương, Bến Tre. Ảnh: Du Lịch Việt

Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng rằng các sản phẩm du lịch nông nghiệp độc đáo của Việt Nam sẽ trở thành xu hướng tất yếu sau đại dịch Covid-19, mang lại các trải nghiệm thú vị, hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch phối hợp xây dựng nông thôn mới và cùng cộng đồng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Phan Yến Ly

Tác giả Phan Yến Ly là chuyên gia du lịch với hơn 30 làm việc trong ngành. Hiện tác giả đang là giám đốc về nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trong đó có sản phẩm du lịch của một công ty lớn đóng trên địa bàn TPHCM.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khi rau xanh không chỉ để ăn

0
(SGTT) - Không chỉ cung cấp thực phẩm hữu cơ, an toàn, những vườn rau xanh mướt tại các khu nghỉ dưỡng đang dần...

Các tour du lịch định hướng ‘xanh’ ngày càng được ưa...

0
(SGTT) - Những năm gần đây, du lịch xanh tại TPHCM đang phát triển mạnh và được nhiều du khách ủng hộ, đặc biệt...

Sáng kiến Điểm đến An toàn: Đồng hành cùng doanh nghiệp...

0
(SGTT) - Ngày 5-4, tại TP Châu Đốc, An Giang, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn của Tạp chí Kinh tế Sài...

Nhà hàng tại Quảng Nam nỗ lực làm du lịch xanh

0
(SGTT) - Tại Quảng Nam, một số doanh nghiệp đang hướng đến việc đầu tư cho du lịch xanh, bền vững, trong đó có...

Trao ‘hộ chiếu xanh’ khi du lịch xứ dừa

0
(SGTT) - Đã có 15 du khách được trao "hộ chiếu xanh" (passport Net Zero) khi tham gia tour “Net Zero tours Bến Tre”...

Người dân Nhà Bè thức đêm làm du lịch

0
(SGTT) - Không huyên náo như tại trung tâm TPHCM, về huyện Nhà Bè ban đêm rất êm ắng, thanh bình, tưởng chẳng có...

Kết nối