Thứ Năm, Tháng Mười 3, 2024

Du lịch giữa mùa dịch: Thăm nhà mồ và dự lễ Pơ Thi độc đáo của dân tộc Gia Rai

(SGTT) - Nhà mồ và lễ Pơ Thi là những nét văn hóa tâm linh của người dân tộc Gia Rai hướng về người đã khuất.

Đồng bào Gia Rai là một trong hai dân tộc thiểu số sống lâu đời trên khu vực Bắc Tây Nguyên. Tìm hiểu phong tục tập quán cuộc sống thường nhật của đồng bào Gia Rai là một trong những chương trình tham quan đặc sắc mà tôi được tham gia, trong đó, tôi đặc biệt ấn tượng với việc khám phá nhà mồ Gia Rai và lễ Pơ Thi.

Chiếc ché gắn liền với người dân Gia Rai.

Nhà mồ là nhà an nghỉ của người đã khuất. Mỗi một làng người Gia Rai thường có một nhà mồ ở phía Tây của làng, nơi được bao bởi những cây bã đậu cổ thụ. Thường một ngôi nhà mồ là của một dòng họ hoặc những người hàng xóm thân tình.

Mộ của người Gia Rai là mộ tập thể. Mỗi một chiếc ché rượu tượng trưng cho một người mất được chôn trong mộ. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, mỗi người Gia Rai đã được chuẩn bị một chiếc ché, trong lễ tròn tháng, người Gia Rai sẽ dùng chiếc ché đó để đựng rượu cần. Chiếc ché này sẽ gắn liền với cuộc sống của họ, đến khi chết thì được chôn trên mộ của họ.

Vào tháng 3 âm lịch, người Gia Rai sẽ làm lễ Pơ Thi để chia tay người chết. Tất cả các gia đình có người chôn chung trong mồ sẽ phải chuẩn bị đầy đủ trâu, bò, dễ, rượu, cơm lam cho những người đến tham dự trong vòng ba ngày.

Trâu bò chuẩn bị cho lễ Pơ Thi.

Suốt trong thời gian ba ngày tổ chức lễ bỏ mả, dân làng sẽ ở lại ăn, nghỉ, chơi cồng chiêng quanh ngôi mộ. Đêm đầu tiên của lễ Pơ Thi cũng là đêm hội cồng chiêng. Âm thanh cồng chiêng được đánh lên cầu mong người đã khuất sẽ sớm được đầu thai.

Sau đó, dân làng làm lễ dựng tượng, ngôi mộ nào đã được làm lễ Pơ Thi, gia đình sẽ không viếng thăm cho dù ngôi mộ bị sụp hỏng. Vì vậy, lễ Pơ Thi còn có tên gọi khác là lễ bỏ mả.

Tượng mặt buồn ở bốn góc nhà mồ.

Tượng nhà mồ thường được người thân trong gia đình làm. Mỗi một bức tượng là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa. Bốn góc của nhà mồ luôn có bức tượng mang bộ mặt buồn thể hiện sự chia ly giữa người sống và người chết, hoặc tượng cặp nam nữ có ý nghĩa phồn thực tượng trưng cho vòng tròn luân hồi của con người.

Phương Nga


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những ấn tượng về Lễ hội trái cây Khánh Sơn năm...

0
(SGTT) - Cách Nha Trang khoảng 100km, Khánh Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây được mọi người biết đến...

Nhân lễ hội, về An Giang khám phá hàng trăm món...

0
(SGTT) – Diễn ra từ ngày 3-8 đến 11-8, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ...

TPHCM: Các khu vui chơi thu hút đông đảo trẻ nhỏ...

0
Sáng ngày 1-6 (ngày Quốc tế Thiếu nhi), đông đảo gia đình, nhóm bạn trẻ đã đổ về các khu vui chơi tại TPHCM...

Lễ hội Trái cây Nam Bộ sẽ diễn ra suốt 3...

0
(SGTT) - Lễ hội trái cây Nam Bộ năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 1-6 đến 31-8, tại Khu Du lịch Văn...

Những điểm nhấn ở lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon...

0
Sau thành công của ba kỳ lễ hội (2022 - 2024), ban tổ chức lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group...

Hơn 400 món ăn ba miền ‘quy tụ’ tại lễ hội...

0
Chiều 28-3, lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 đã chính thức khai mạc tại Khu du lịch Văn Thánh,...

Kết nối