Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024

Du lịch giữa mùa dịch: Đến thăm nơi an nghỉ của nhiều nghệ sĩ cải lương từng “vang bóng một thời”

(SGTT) – Đến nay, chùa Nhật Quang ở quận Gò Vấp, TPHCM là nơi an nghỉ của gần 600 nghệ sĩ có tên tuổi nổi tiếng trong giới cải lương như vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga, NSƯT Xuân Trường, NSND Năm Đồ…

Đã bao giờ bạn mong muốn đến một nơi vừa được thưởng thức văn hóa và lại chìm đắm trong những vở cải lương, trong những nét đẹp văn hóa của người Việt? Hãy cùng mình tham quan ngôi chùa Nghệ Sĩ ngay dưới đây.

Cổng của chùa Nghệ Sĩ.

Chùa Nghệ Sĩ hay còn có tên gọi là chùa Nhật Quang, tọa lạc trong một con hẻm nhỏ trên đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp, TPHCM. Đây không chỉ là ngôi chùa thờ Phật mà còn là nơi an nghỉ của những người nghệ sĩ “vang bóng một thời”.

Lịch sử hình thành ngôi chùa này có thể tính từ năm 1958, khi NSND Phùng Há xin được tiền để Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế mua đất nhằm làm nơi yên nghỉ cho những nghệ sĩ cải lương. Tuy nhiên khi mua được mảnh đất rộng 6.080m² thì bỏ không gần 10 năm vì không có tiền xây chùa.

Năm 1969, bầu Năm Công (Lê Minh Công) thấy đất bỏ không nên xin Phùng Há cho dựng am để tu hành. Một năm sau, am hoàn thành, lúc đó bầu Năm Công quyết định bán vì không còn tiền trả nợ. Bầu Xuân đồng ý mua lại với giá tương đương gần 100 cây vàng. Từ đó, am được xây thành chùa và trở thành nơi mai táng của nhiều nghệ sĩ cho tới nay.

Đến nay, ngôi chùa là nơi an nghỉ của gần 600 nghệ sĩ có tên tuổi nổi tiếng trong giới cải lương.

Ngoài chánh điện thờ Phật Thích Ca thì ở đây còn có gian thờ tổ nghề sân khấu điện ảnh. Đến nay, ngôi chùa là nơi an nghỉ của gần 600 nghệ sĩ có tên tuổi nổi tiếng trong giới cải lương như vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga, NSƯT Xuân Trường, NSND Năm Đồ… Họ là những người đã tạo nên một sức sống mãnh liệt cho nên cải lương nước nhà.

Tại nghĩa trang này nhiều người dân truyền tai nhau rằng vào những đêm trăng rằm, người ta hay nghe tiếng đàn ca múa hát tại những ngôi mộ này. Nếu bạn là người làm trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc là người nổi tiếng thì vào ngày giỗ Tổ, bạn có thể ghé đến đây thắp hương cho Tổ nghề sân khấu điện ảnh.

Mario


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn: Phở sườn bò cổng trường Trần Bình...

0
(SGTT) - Sườn bò là một trong những phần ăn kèm của món phở bò mà chỉ một số ít quán bán. Theo đó,...

Ẩm thực Michelin: Trải nghiệm tô phở ‘Bib Gourmand’ 56 năm...

0
(SGTT) - Mở bán từ năm 1968, phở Hòa Pasteur là một trong những quán phở lâu đời ở TPHCM. Đi kèm không gian...

Bữa sáng Sài Gòn: Mì trộn tương mới lạ có sốt...

0
(SGTT) - Mì trộn là món ăn ưa thích của nhiều người, bởi sợi mì được áo đều lớp sốt gia vị đậm đà,...

TPHCM: người dân quận 1 bắt đầu đăng ký sử dụng...

0
(SGTT) - 11 tuyến đường ở quận 1, TPHCM được chính quyền tổ chức cho người dân thuê vỉa hè, lòng đường để buôn...

Buýt vi vu: Khám phá bảo tàng Áo dài, nhà thờ...

0
(SGTT) - Trên tuyến xe buýt 88, du khách sẽ có dịp đi qua nhiều địa điểm thú vị tại thành phố Thủ Đức...

Thử món mì ramen ở quán ăn Nhật đầu khu chợ...

0
(SGTT) - Mì ramen là món ăn truyền thống thường được phục vụ tại các quán ăn, nhà hàng Nhật Bản ở TPHCM. Ngay...

Kết nối