Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Điểm danh những món miền Tây làm nao lòng thực khách

(SGTTO) – Sự phong phú trong nguyên liệu, sự gần gũi về khẩu vị và sự tiện lợi của món ăn… là những lý do khiến các món miền Tây như bì cuốn, bánh tằm… làm nao lòng người ăn.

  • Gỏi bì cuốn
Khác với gỏi cuốn “ngon nhất thế giới” có sự hiện diện của tôm và thịt luộc, nguyên liệu chính của bì cuốn là những sợi bì dai thơm. Sự kết hợp của rau, bún và bì theo tỷ lệ nhất định mang đến cho thực khách cảm giác dễ ăn và hơp vị. Món ăn này thích hợp nhất cho buổi ăn xế. Ảnh: An Huỳnh.
  • Chuối nướng cốt dừa
Chuối nướng nước cốt dừa là sự tổng hòa vị ngọt thanh của phần thịt chuối vừa chín rục, hòa quyện với vị ngọt, thơm, dẻo của nếp nướng, beo béo của nước cốt dừa, thơm lừng của mè rang. Ảnh: An Huỳnh.
  • Bánh tằm bì
Bánh tằm bì có sự kết hợp tưởng như không thể giữa nước mắm chua ngọt và nước cốt dừa béo thơm. Sự phối hợp tưởng chừng như vô lý ấy khiến nhiều người từ chối dùng chung cả hai khi thưởng thức. Song, nếu vượt qua sự e ngại ấy, bạn sẽ nhận ra, nhờ chúng mà món ăn trở nên thơm, ngon hơn nhiều. Ảnh: An Huỳnh.
  • Bún nước lèo cá lóc
Bún nước lèo cá lóc có nguồn gốc từ Campuchia. Sau khi du nhập vào Việt Nam, món bún này dần trở thành đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, tùy theo khẩu vị của từng tỉnh mà người dân biến tấu món ăn theo ý mình. Ảnh: An Huỳnh.
  • Bún mắm
Bún mắm từ lâu được xem là đặc sản của miền Tây. Món ăn hấp dẫn với nước lèo thơm đậm vị mắm, nguyên vật liệu đi kèm cùng đĩa hoa-rau nhiều màu sắc. Ảnh: Quán Vy.
  • Bánh chuối
Bánh chuối có thể biến tấu khác nhau trong cách chế biến, tùy thuộc vào sở thích, thói quen của từng người, thậm chí là tùy nguyên liệu hiện có trong bếp. Bánh chuối thường được hấp hay nướng. Mỗi cách chế biến khiến món bánh dậy vị đặc trưng.
  • Bánh tằm khoai mì
Bánh tằm khoai mì có tạo hình như những con tằm, phủ lớp áo ngoài là những sợi dừa bào như những sợi tơ mảnh. Bánh có vị bùi bùi của bột khoai mì, thơm béo của dừa sợi, thơm thơm của mè. Ảnh: An Huỳnh.
  • Các món từ chuột đồng
Chuột đồng là đặc sản của miền Tây, tuy nhiên, không phải thực khách nào cũng dám thưởng thức món ngon này. Thịt chuột đồng có vị thanh, ngọt, dai chắc như thịt gà. Ảnh: An Huỳnh.
  • Lẩu cá linh bông điên điển
Lẩu cá linh bông điên điển là món ăn đặc trưng của miền Tây mùa nước nổi. Song, hiện nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật bảo quản, bạn có thể thưởng thức món này mọi lúc. Mỗi thực khách có cảm nhận khác nhau về món lẩu này, nhưng thường vị hậu đắng nhẹ của bông điên điển là điều khiến nhiều người nhớ mãi. Ảnh: An Huỳnh.

Lâm Khải 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ấm áp mâm cơm ngày 30 Tết ở miền Tây Nam...

0
(SGTT) - Ngày nay, tuy nhịp sống gấp gáp hơn nhưng hầu hết các gia đình miền Tây Nam bộ vẫn duy trì mâm...

Gặp ông chủ Phúc Mãn Lầu nổi tiếng với món vịt...

0
(SGTT) – Nổi tiếng trên mạng xã hội và giới yêu thích vịt quay ở TPHCM, anh Trương Ngọc Ẩn, chủ thương hiệu Phúc...

Tiệm phá lấu giò heo khè nước dừa ngày bán gần...

0
(SGTT) - Anh Nguyễn Văn Tâm, 58 tuổi, quê tại Kiên Giang, chủ tiệm phá lấu gia truyền khiến nhiều thực khách mê mẩn...

Tò mò quán lẩu bò hơn 30 năm, ngày đón khách...

0
(SGTT) - Anh Nguyễn Cường, ngụ tại quận 8, chủ quán lẩu bò gia truyền 123 bật mí về tủ nguyên liệu bắt mắt,...

Trưa nay ăn gì: nhớ vị thanh ngọt món hủ tiếu...

0
(SGTTO) - Hủ tiếu là món ngon của miền Tây và đã được ưa chuộng khắp mọi miền đất nước. Ngoài hủ tiếu Mỹ...

Trưa nay ăn gì: Nhớ miền Tây tìm đến canh chua...

0
(SGTTO) - Là loại hoa dễ bắt gặp ở miền Tây mỗi mùa nước nổi, điên điển không chỉ có màu vàng bắt mắt...

Kết nối