Thứ Năm, Tháng Mười 5, 2023

Để khách quốc tế cảm nhận Việt Nam ‘thân thiện’ hơn…

Sếp tôi là người Anh, là chủ một công ty hoạt động tại Việt Nam đã 28 năm. Bố mẹ ông năm nào cũng sang thăm công ty của con trai ít nhất một lần. Năm nay, ông bà đều đã hơn 80 tuổi và hai năm vừa rồi không sang Việt Nam được do dịch bệnh và cũng do sức khỏe đã yếu hẳn sau khi bình phục từ đợt nhiễm virus corona. Gần đây, ông bà mới lại sang thăm Việt Nam và lần này thì sếp tôi đích thân trở về Anh đưa ông bà qua.

Vì ông bà muốn ở lại Việt Nam trên 30 ngày nên chúng tôi không xin visa điện tử – chỉ có thời hạn 30 ngày, mà công ty làm thủ tục bảo lãnh. Chúng tôi nộp hồ sơ lên Cục Quản lý xuất nhập cảnh xin visa ở cửa khẩu sân bay nơi đến nhưng không được chấp thuận. Trong văn bản trả lời, cục này chỉ đồng ý cấp visa ở Đại sứ quán Việt Nam tại London.

Du khách nước ngoài tham quan Thảo Cầm Viên. Ảnh minh họa.

Từ chỗ ông bà ở là vùng West Yorkshire lên thủ đô nước Anh phải đi xa cả ngàn cây số. Nếu họ trực tiếp đến London để đóng visa thì mất quá nhiều thời gian, chi phí và công sức, nhất là với tình trạng sức khỏe hiện tại; còn theo đường bưu điện thì cả đi và về cũng mất khoảng hai tuần, sẽ trễ chuyến bay mà vé đã được mua sẵn. Chúng tôi phải nhờ đến dịch vụ với một mức chi phí khá lớn để nộp lại hồ sơ xin visa ở sân bay đến cho ông bà và được chấp thuận.

Lúc ông bà hạ cánh ở Việt Nam đã khá muộn và gặp phải một tình huống ngoài dự kiến ở sân bay. Chuyện là ông bà không mang sẵn hình thẻ và tiền mặt để nộp cho cơ quan hải quan sân bay nên đã bị giữ lại tầm 30 phút để làm thêm thủ tục này. Lẽ ra, chúng tôi phải biết rõ và dặn dò họ chuẩn bị sẵn những thứ này.

Anh trai tôi ở Úc. Tháng trước, tôi sang Úc thăm anh rồi cùng anh về Việt Nam chuẩn bị ăn Tết. Anh mang về một ít thực phẩm chức năng và nước hoa làm quà tặng. Tất cả đều nằm trong hạng mục và định mức cho phép, nhưng khi kiểm tra hành lý, nhân viên hải quan sân bay đã hỏi với thái độ rất khó chịu: “Mang làm gì mà nhiều vậy”. Anh tôi bảo rằng anh cũng đã quá quen với thái độ trịch thượng và thiếu nhã nhặn như vậy của nhân viên hải quan sân bay Việt Nam. Có những người đã phải “cho quà” thì hải quan mới cho qua.

Cũng trong chuyến bay này, khi hướng dẫn làm thủ tục thông quan, một nhân viên an ninh nói rất to, gần như nạt nộ đối với một Việt kiều. Tôi bước đến nói “anh có thể nói nhỏ hơn thì họ vẫn nghe được” thì anh ta nói chuyện không liên quan đến tôi. Dù vậy, tôi vẫn nói rằng tôi có quyền lên tiếng khi thấy cán bộ sân bay hành xử không đúng mực. Thấy tôi “cứng”, anh ta đành phải thôi.

Nước ta đang bị giảm lượng du khách quốc tế và đang nỗ lực bằng mọi cách để khôi phục rồi tăng trưởng. Có rất nhiều nguyên nhân về sự giảm sút này, nhưng tôi tin thủ tục visa và cách hành xử của những người làm việc tại sân bay là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng khách quốc tế đã “một đi không trở lại”.

Bảo Châu
Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

‘Về đích’ sớm, Việt Nam dự kiến nâng mục tiêu đón...

0
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong 9 tháng qua Việt Nam đã đón 8,9 triệu lượt khách quốc tế, vượt...

Ngành du lịch thủ đô thu về 69.300 tỉ đồng trong...

0
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 tháng của năm 2023, tổng khách du lịch đến thành phố ước đạt 18,9 triệu lượt...

Việt Nam đón 8,9 triệu lượt khách quốc tế trong 9...

0
Tính chung 9 tháng của năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 8,9 triệu lượt người, gấp 4,7 lần cùng kỳ...

Myanmar sẽ cấp thị thực khi đến cho du khách Trung...

0
Myanmar sẽ cấp thị thực khi đến cho khách du lịch Trung Quốc và Ấn Độ, trong bối cảnh chính quyền đang tìm cách...

Thái Lan cân nhắc nới lỏng thị thực để thu hút...

0
Thái Lan có thể sẽ nới lỏng các quy định về thị thực cho du khách Trung Quốc và Ấn Độ đồng thời cho...

Việt Nam đón 7,8 triệu lượt khách quốc tế trong 8...

0
Tháng 8-2023, Việt Nam đón trên 1,2 triệu lượng khách quốc tế, tăng 17,2% so với tháng trước. Đây là tháng đón khách quốc...

Kết nối