Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Để học sinh không uống nước ngọt có ga

Ngày 21-12-2017 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 46/CT-TTg về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới trong đó có nội dung đáng chú ý là yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường không quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga và các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe học sinh trong trường học. Việc giao cho ngành giáo dục mà cụ thể là các trường học thực hiện việc quản lý các hoạt động quảng cáo, kinh doanh các loại đồ uống này trong trường học, cụ thể là trong các căn tin, là một chủ trương đúng và nhà trường hoàn toàn có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, còn có nhiều ý kiến lo ngại cho rằng việc nhà trường cấm bán nước ngọt có ga ở căn tin là chưa đủ mà nên tuyên truyền, thuyết phục về tác hại của việc sử dụng nước ngọt có ga cho học sinh, phụ huynh và cả những người đang kinh doanh ở trong căn tin của nhà trường. Lý do, nhiều em “nghiện” uống nước ngọt có ga đến nỗi nếu không mua được các loại nước này trong căn tin, các em sẽ mua từ bên ngoài trường mang vào. Nhiều em còn mua những loại nước ngọt loại đủ màu thường được bán ở ngay bên ngoài cổng trường, bằng cách nào cũng không thể bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà trường cũng nên có biện pháp kiên quyết đối với tình trạng căn tin không tuân thủ quy định về việc cấm bán nước ngọt có ga, thực phẩm không rõ xuất xứ nguồn gốc như chỉ thị đã nêu. 

Nước uống có ga có thể mua dễ dàng ở bất cứ đâu.

Cuối cùng, trong việc con cái ăn và uống sao cho an toàn không thể thiếu vai trò rất quan trọng của phụ huynh học sinh. Tôi được biết, rất nhiều phụ huynh vì lo ngại nạn vệ sinh thực phẩm không tốt có thể dẫn đến ngộ độc cho con mình đã cố gắng thu xếp vắt cho con một ly nước cam để mang theo đi học. Tôi nghĩ việc này không khó, không làm mất nhiều thời gian để thực hiện mà cũng là một cách hữu hiệu để ngăn con em của mình vì muốn uống nước có vị ngọt mà mua dùng các loại đồ uống đóng chai có ga.

Trong bài Đồ uống ngọt – không đường vẫn có thể gây béo phì? đăng trên báo SGTT, số ra ngày 12-01, có nói rằng ngoài việc tuyên truyền giáo dục tại trường học hoặc thông qua phương tiện truyền thông, nhiều quốc gia cũng đã tiến hành các biện pháp như tăng giá bán, áp thuế dành cho nước ngọt có ga (nói chung) hoặc bắt buộc ghi thành phần trên nhãn mác chi tiết hơn… Thiết nghĩ, đây cũng là ý kiến thiết thực mà các nhà quản lý ở Việt Nam nên tham khảo để việc sử dụng các loại thức ăn đồ uống được điều chỉnh theo hướng bảo đảm dinh dưỡng cho con em, bảo vệ sức khỏe của chúng về lâu dài.

Văn Thy Hoàng (Quảng Nam)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Thổi bùng vị giác với nồi lẩu gà chanh ớt trưa...

0
(SGTT) – Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều người bởi giá hợp lý, chế biến được nhiều món. Hôm nay, loại...

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Kết nối