Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Công phu nghề dụ dơi ở rừng U Minh

(SGTT) – Từ ý tưởng nuôi dơi diệt muỗi của một bác sĩ, một số hộ dân ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã nuôi thành công hàng trăm ngàn con dơi rừng để lấy phân bón. Mô hình nuôi dơi lấy phân để bán không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, mùa màng ở nơi đây.

Huyện U Minh, tỉnh Cà Mau với bốn bề là rừng nguyên sinh ngập nước, sự đa dạng sinh học nơi đây đã trở thành khu tụ hợp, sinh sống của nhiều loài động vật, trong đó có loài dơi hoang dã.

Tập tính của loài dơi chuột sống theo bầy đàn với số lượng lớn và chỉ ăn các loài côn trùng, đặc biệt là muỗi. Do xung quanh là rừng nên nhiều năm trước đây, huyện U Minh có nguy cơ cao về dịch bệnh liên quan đến muỗi như sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh sốt vàng da, phù chân voi…

Loài dơi chuột chuột hoang dã có tên khoa học Vespertilio, loài dơi này đặc biệt chỉ thích ăn các loại côn trùng, nhất là muỗi và chúng không phá hoại mùa màng như những loại dơi chó, dơi quạ… Đặc biệt, phân của loài dơi này có giá trị cao cho nhiều loại cây trồng.

Dơi là loài động vật hoang dã, người nuôi không thể nhân giống nên chỉ có cách “dụ” dơi về bằng việc làm những nhà chòi tốt nhất để dụ chúng về ở. Bầy dơi cũng rất biết cách chọn “nhà” tốt nhất, tiện nghi nhất để tập hợp bầy đàn về sống.

Để dẫn dụ dơi hoang dã về, thoạt đầu người dân địa phương bắt khoảng chục con dơi cho vào lồng rồi treo ở cành cây cao để đàn dơi nghe tiếng kêu của đồng loại mà kéo đến. Cứ thế, khi làm xong chòi thì cũng là lúc chúng đã quen đường tỏ lối mà kéo đến sinh sống.

Loài dơi chuột rất dễ bị cú mèo, rắn… ăn thịt nên chúng thường trú ẩn trên những loại cây có sóng lá cứng, tán rộng. Để có những căn chòi lý tưởng cho đàn dơi sinh sống, lá thốt nốt là vật liệu tốt nhất để làm chỗ cho dơi đậu.

Chòi nuôi dơi phải dựng cách xa khu dân cư, không gian yên tĩnh. Những chòi dơi được dựng cao 9-12m, bên trên là nhà của chúng, bên dưới được giăng lưới để thu hoạch phân dơi.

Một đêm mỗi con dơi có thể bắt được hàng ngàn con muỗi, côn trùng trung gian truyền bệnh mà không cần phải xử lý bằng việc phun xịt hóa chất trừ muỗi, lăng quăng như trước đây. Hơn nữa, đây là loài dơi chuột sống thân thiện với môi trường, không tàn phá cây trồng như những loài dơi khác nên có thể nuôi số lượng lớn.

Trần Quang Duy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Vớt rác bằng… thuyền làm từ rác

0
(SGTT) - Hơn 1.200 vỏ chai nhựa thu lượm từ các con kênh, con sông tại TPHCM được các bạn trong nhóm Sài Gòn...

Cò về rồi sẽ lại ra đi?

0
(SGTT) - Đã lâu lắm, tính ra cũng gần mười năm tôi mới được thấy cò về làng ở quê nhà Hà Tĩnh nhiều...

Điểm nghỉ dưỡng ở Hội An hoạt động vì môi trường...

0
 (SGTT) – Hạn chế rác thải nhựa ra môi trường là một trong những hoạt động được nhiều doanh nghiệp du lịch triển khai....

Dọn rác ở hòn Bà hưởng ứng Tuần lễ du lịch...

0
(SGTT) - Hưởng ứng Tuần lễ du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2023, ngày 11-11, Ban quản lý Vườn quốc gia...

Vườn Quốc gia Côn Đảo thu gom 30 mét khối rác...

0
(SGTT) - Thu gom rác tại các bãi biển, hòn đảo là một trong những hoạt động tổ chức định kỳ của Ban quản...

Chai nhựa “sống lại” nhờ dự án trạm tái sinh Aquafina

0
(SGTT) - Sau khi hoàn thành sứ mệnh “cấp nước”, chai nhựa được xem như phế thải, với thông điệp bảo vệ môi trường...

Kết nối