Thứ Ba, Tháng Chín 17, 2024

Con dấu của các quận 2, 9 và Thủ Đức hết hiệu lực từ ngày 22-1

Ngày mai 22-1, kỳ họp thứ nhất của HĐND Thành phố Thủ Đức sẽ họp kỳ họp đầu tiên để bầu các chức danh Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố Thủ Đức. Ngay sau đó, chính quyền của Thành phố Thủ Đức sẽ chính thức hoạt động. Cũng từ ngày 21-1, con dấu của các quận 2, 9 và Thủ Đức hết hiệu lực.

Sở Nội vụ TPHCM vừa có công văn khẩn gửi UBND các quận 2, 9, và Thủ Đức, về hoạt động của chính quyền ba quận này.

Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ TPHCM, ngày 22-1 kỳ họp thứ nhất của HĐND Thành phố Thủ Đức sẽ bầu các chức danh của HĐND, UBND Thành phố Thủ Đức. Ngay sau đó, chính quyền địa phương của Thành phố Thủ Đức chính thức hoạt động.

Trụ sở một số cơ quan đã đổi tên Thành phố Thủ Đức – Ảnh: Thành Hoa

Cũng từ ngày 22-1, tất cả các hoạt động điều hành sẽ do chính quyền Thành phố Thủ Đức thực hiện, chính quyền các quận 2, 9 và Thủ Đức kết thúc nhiệm vụ. Con dấu của các cơ quan, đơn vị và những phường thuộc quận 2, quận 9 và Thủ Đức cũng hết hiệu lực từ ngày 22-1.

Trụ sở của UBND quận 2 (số 168 Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) là nơi làm việc của UBND – HĐND Thành phố Thủ Đức. Còn trụ sở UBND quận 9 (số 2/304 xa lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú, quận 9) là nơi làm việc của Thành ủy Thành phố Thủ Đức. Đối với trụ sở UBND quận Thủ Đức (số 43 Nguyễn Văn Bá, quận Thủ Đức) sẽ là nơi làm việc của mặt trận tổ quốc  và các đoàn thể Thành phố Thủ Đức.

Về nhân sự, theo tờ trình của Sở Nội vụ, Thành phố Thủ Đức sẽ có 657 người, gồm một Chủ tịch, 4 Phó chủ tịch và thủ trưởng các đơn vị.

Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích của ba quận gồm Quận 2; Quận 9 và quận Thủ Đức. Thành phố mới sẽ có 211,56 km2 diện tích tự nhiên và 1.013.795 cư dân.

Các đơn vị hành chính cấp xã, phường sẽ được xếp lại với 34 phương. Trong đó, nhập hai phường An Khánh và Thủ Thiêm thành phường An Khánh với  3,92 km2 diện tích tự nhiên và 23.154 dân.

Thành phố Thủ Đức là mô hình thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của cả nước. Khi thành lập Thành phố Thủ Đức, TPHCM kỳ vọng thành phố này sẽ đóng góp khoảng 30% GRDP của TPHCM và chiếm khoảng 7% GDP cả nước. Đây là động lực mới cho tăng trưởng nhanh và bền vững của TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Lê Anh

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bình Quới – Thanh Đa: sống mòn vì quy hoạch treo

0
(SGTT) - Năm 1992, chính quyền TPHCM phê duyệt khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, quận Bình Thạnh. Đến nay, đã hơn...

Thông qua hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch TPHCM thời...

0
(SGTT) - TPHCM dự kiến triển khai thực hiện 199 dự án trọng điểm với tổng số vốn 360 tỉ đô la. Từ nay...

Thủ tướng yêu cầu rà soát các quy hoạch cấp tỉnh...

0
(SGTT) - Chính phủ yêu cầu UBND cấp tỉnh rà soát, báo cáo kịp thời về các nội dung thông tin chưa chính xác,...

Hành lang sông Sài Gòn là điểm nhấn trong quy hoạch...

0
(SGTT) - TPHCM xác định quy hoạch sông Sài Gòn là trung tâm trong rà soát quy hoạch chung của thành phố thời gian...

Đề xuất chia đôi huyện Bình Chánh để lập thêm 2...

0
(SGTT) - Kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn gợi ý TPHCM quy hoạch thêm 2 thành phố trong thành phố bằng việc...

TOD – thách thức hay cơ hội cho TPHCM?

0
(SGTT) - Hệ thống TOD hay còn gọi là phát triển đô thị dựa trên định hướng phát triển giao thông (Transit-Oriented Development) là...

Kết nối