Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Chua chua, ngọt ngọt nồi lẩu bò nhúng me trưa cuối tuần

(SGTT) – Một trưa cuối tuần lại đến, nồi lẩu hôm nay chọn giới thiệu món lẩu bò nhúng me mang “sắc thái” chua ngọt, gắp đến đâu chỉ muốn không dừng đũa đến đó.

Trong ẩm thực Việt, lẩu bò là món ăn thường dùng theo nhóm cho những buổi sum vầy. Tùy vào nguyên liệu, cách chế biến nước dùng mà lẩu bò có nhiều phiên bản. Cụ thể, phần thịt bò có dạng thập cẩm hay chỉ đơn lẻ các nguyên liệu như bò viên, gân, nạm, lá sách, phèo, tủy, đuôi… rồi nước dùng theo đó được chia thành vị cay của sa tế, vị ngọt của xương bò hầm nấm hay vị chua chua của lẩu bò nhúng me giới thiệu hôm nay.

Cũng như những nồi lẩu khác, kết cấu của một phần lẩu bò nhúng me gồm có thịt bò, nước dùng (nước lèo), rau củ, sợi bánh và nước chấm. Đi sâu vào từng phần thực khách sẽ cảm nhận vì sao lẩu bò nhúng me lại được nhiều thực khách ưa thích.

Đầu tiên, thịt bò chọn nấu lẩu theo hai phong cách trong nước và ngoại nhập, tức là thịt nóng tươi mua ở chợ hay thịt đông lạnh nhập khẩu ở các cửa hàng thực phẩm. Mỗi loại có giá bán, độ thơm ngon khác nhau tùy người nấu chọn lựa. Nếu như thịt tươi trong nước có độ thanh ngọt, khi dùng cảm nhận rõ độ tươi thì thịt ngoại nhập lại có hương vị thơm riêng biệt bởi công nghệ nuôi và môi trường sống. Phổ thông thì có bò Úc, bò Canada, bò Mỹ còn cao cấp thì có thịt bò Wagyu hay bò Kobe từ Nhật. Thịt bò càng đắt tiền thì cách thưởng thức cũng khác biệt, như nhúng thịt qua nước lẩu là có thể dùng để cảm nhận độ mềm mại.

Phần tiếp theo định hình nên “tên tuổi” của món ăn hôm nay chính là nước dùng me. Thật ra, nước dùng mang vị chua chua có thể được làm từ dấm, chanh dây hay mẻ nhưng vị chua dậy hương thơm chuẩn thì chỉ có nấu từ me chín hoặc me Thái. Cụ thể, người nấu đem me xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt rồi cho vào nồi nước dùng nấu tạo vị chua. Nghe đơn giản là thế nhưng thực chất kinh nghiệm chắt lọc nước cốt hay canh nước dùng vừa đủ độ chua mới là yếu tố quyết định.

Cuối cùng, các phần còn lại như rau củ, sợi bánh ăn kèm và nước chấm thì tùy thuộc vào nguyên liệu và phong cách bếp trưởng nhà hàng. Phổ biến nhất rau củ phù hợp cho lẩu bò nhúng me là rau muống, rau mồng tơi, cải bẹ xanh… nước chấm thì dùng nước tương, nước mắm chua ngọt, nước mắm nguyên chất hay kỳ công hơn thì là chén mắm nêm dậy vị. Bữa trưa nồi lẩu sum vầy nếu có trẻ nhỏ hay người lớn tuổi thì mọi người có thể chọn sợi bánh phở mềm, dễ ăn. Còn thích dai, giòn thì chọn sợi mì vàng, sợi hủ tiếu dai, bún gạo.

Qua khảo sát, một phần lẩu bò nhúng me có giá bán từ 250.000 – 400.000 đồng tùy thương hiệu quán, lượng thịt thêm vào. Vậy nên, việc bạn cần làm là gọi thêm vài ly nước mát như rong biển, nước sâm để cân bằng vị khi thưởng thức nồi lẩu cuối tuần.

Gia Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dân dã nồi lẩu cuối tuần cùng lẩu mắm nhúng heo...

0
(SGTT) – Từ phiên bản bún mắm heo quay, các quán ăn, nhà hàng biến tấu thêm nguyên liệu và tinh chỉnh chút ở...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa cuối tuần thanh ngọt cùng...

0
(SGTT) – Trong các món lẩu hải sản, lẩu hải sản nấu kiểu nước dùng sữa đậu nành mang đến sự mới lạ cho...

Chọn phần thịt bò cân bằng giữa nạc và mỡ đem...

0
(SGTT) – Một trưa cuối tuần lại đến, nồi lẩu cuối tuần hôm nay có sự đặc sắc từ phần thịt nhúng cho đến...

Nồi lẩu cuối tuần đa dạng thức ăn kèm bởi kiểu...

0
(SGTT) – Cháo tưởng chừng như là món ăn lót dạ trong những buổi trời se lạnh, nhưng thực tế chúng cũng được đầu...

Đơn giản nồi lẩu cuối tuần nấu kiểu cháo, có thêm...

0
(SGTT) – Trong nhiều phiên bản lẩu cháo, lẩu cháo cá lóc được nhớ đến bởi vị thanh ngọt từ thịt cá lóc đồng,...

Nồi lẩu cuối tuần lạ miệng với kiểu ăn bánh canh...

0
(SGTT) – Bánh canh tưởng chừng như là món ăn không thể kết hợp chung với lẩu, nhưng thực tế nó lại là một...

Kết nối