Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Cho thuê… đập phá

Đỗ Phương – 

Để giải tỏa những căng thẳng, buồn phiền đôi lúc xảy ra trong công việc, cuộc sống, nhiều người tìm tới một nơi cho… đập phá đồ đạc. Đây là dịch vụ khá mới ở Hà Nội.

Căn phòng thịnh nộ

Fury Room (Căn phòng thịnh nộ) là tên được đặt cho một căn phòng trong ngõ 500 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội. Căn phòng được thiết kế khép kín với tường bao bốn phía, bên trong xếp sẵn các đồ vật cũ, không còn giá trị sử dụng như tivi, nồi cơm điện, chén, bát, chai lọ… trên những chiếc bàn gỗ. Khi đến với căn phòng trông như nhà kho này, người chơi có thể đập phá bất kỳ đồ đạc nào trong phòng để trút giận, giải tỏa căng thẳng.

Anh Nguyễn Ngọc Thịnh, quản lý của Fury Room, cho biết khách hàng đến đây chủ yếu là những người làm việc công sở, học sinh và sinh viên. Về lý do tạo căn phòng này, anh Thịnh chia sẻ: “Tôi cảm thấy những kiểu xả stress khác như đi chơi, mua sắm… chưa đáp ứng được nhu cầu giải tỏa của bản thân. Trước đây tôi là một nhân viên chăm sóc khách hàng, rất áp lực khi phải tiếp xúc với rất nhiều người nên rất dễ căng thẳng”. Từ đó, anh tìm hiểu thêm thông tin về mô hình này từ một số trang thông tin của nước ngoài. Vậy là anh quyết định mở dịch vụ cho mọi người đập phá đồ đạc.

Đập phá đồ đạc để giải tỏa căng thẳng tại Fury Room.

Theo anh Thịnh, khi đến với mô hình này, anh mong muốn khách hàng sẽ phần nào tháo gỡ những áp lực vô hình, tạo ra một không gian để giải tỏa những ức chế tích tụ lâu ngày. Anh Thịnh cho biết mỗi ngày có khoảng chục người tìm đến đây để đập phá đồ đạc, có cả nam và nữ. Trước khi vào phòng, khách hàng sẽ được trang bị các thết bị bảo hộ gồm quần áo, găng tay, mũ bảo hiểm để tránh gây thương tích, cùng với các vật dụng để đập phá đồ đạc như gậy bóng chày, gậy đánh gôn, xà beng… Về chi phí, mỗi khách sẽ trả khoảng 200.000 đồng để đập phá đồ đạc trong 30-40 phút. Giá sẽ rẻ hơn nếu đi theo nhóm, từ 120.000-145.000 đồng/người.

[box type=”bio”] Phòng xả nộ, dịch vụ trút giận… là tên gọi của những mô hình giúp khách hàng trút bỏ những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, vốn được một số nước trên thế giới kinh doanh khá thành công. Ở Singapore, mô hình Phòng mảnh vỡ được mở năm 2016 của một công ty đã giúp những khách hàng trẻ hoặc đã nghỉ hưu có thể thoải mái đập phá đồ đạc. Tùy theo số tiền bỏ ra là 28 hay 300 đô la, khách hàng sẽ được đập phá đủ loại đồ đạc hoặc có giới hạn. Tại Nga, người muốn trút giận có thể tìm đến dịch vụ trút giận của một công ty tại Moskva. Khách hàng sẽ bỏ ra 160-450 đô la Mỹ để dùng gậy đập phá mọi thứ, từ ly tách cho đến xe hơi, đồ nội thất cũ. Tương tự, một cô gái trẻ ở Dallas, Mỹ, cũng trở thành chủ nhân của ba căn phòng trút giận với lượng khách vài trăm người/tháng. Cô gái này còn nhận được một số lời đề nghị hấp dẫn về việc đầu tư mở rộng những căn phòng với hoạt động tương tự.[/box]

Ý kiến trái chiều

Qua mạng xã hội, chị Minh Vân, sinh viên tại Hà Nội, cho biết hằng ngày ngoài việc đi học chị còn đi làm thêm. Việc học cộng với nỗi vất vả của công việc khiến chị cảm thấy ức chế mà không thể nói với ai. “Nhiều lúc ngồi trước máy tính, tôi thấy bứt rứt tay chân nhưng lại không biết đập phá gì, sợ làm vỡ cốc, hỏng đồ và gây tiếng ồn ảnh hưởng đến người khác nên tôi tìm đến Fury Room để được đập phá thoải mái”, chị nói.

Còn anh Hữu Minh, một người trẻ sống tại Hà Nội, cho biết anh đến Fury Room vì tò mò cái tên của nó. Sau khi thử trút giận lên đồ đạc, anh thấy cũng khá thú vị. Ngoài ra, việc này còn giúp anh tĩnh tâm và nhìn nhận lại các vấn đề trong cuộc sống cũng như những mâu thuẫn trong các mối quan hệ xã hội.

Tuy nhiên, một số người lại cho rằng việc đập phá đồ đạc mang xu hướng bạo lực và không phải cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Trên một số diễn đàn, nhiều người lo ngại việc làm này có thể gây tác dụng ngược.

Lý giải về điều này, anh Thịnh chia sẻ đây là việc đập phá đồ đạc trong căn phòng kín và thời gian thực hiện nó cũng không nhiều. Một số nước đã thành công với loại hình này nên nó là một giải pháp khá an toàn, giúp bản thân khách hàng lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Hơn nữa, đồ đạc để đập phá có nhiều món khác nhau, phù hợp với sức vóc của mỗi người. Khách nữ thường chọn đập vỡ chén đĩa, vật dụng cỡ nhỏ, còn khách nam thì thường “thử sức” với những món đồ nặng nề hơn.

Theo anh Thịnh, đây chỉ là hoạt động mang tính giải trí là chính. Việc thư giãn, lấy lại cân bằng trong cuộc sống còn đòi hỏi mỗi người có thái độ sống tích cực, lành mạnh. Trong đó, việc tìm ra nguyên nhân của sự căng thẳng sẽ góp phần giải tỏa những áp lực mà mỗi người gặp phải.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thế giới xung quanh ngôi chợ du lịch lớn nhất Đà...

0
(SGTT) – Chợ Hàn – Ngôi chợ truyền thống lâu đời tại Đà Nẵng, đang là điểm đến được nhiều du khách quốc tế...

Phong trào chạy bộ nở rộ nhưng không phải ai cũng...

0
(SGTT) - Hiện phong trào chạy bộ đang phát triển mạnh tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các bác...

Thơm lừng góc chợ Gò Vấp gánh súp cua cô Liên,...

0
(SGTT) - Nếu có dịp đi ngang chợ Gò Vấp và ghé nơi đây mua sắm, ẩm thực là một trong những điều mà...

Hà Nội: Gần 80 gian hàng tham gia Lễ hội Ẩm...

0
Sau ba mùa thành công trước đó, Lễ hội Ẩm thực Pháp "Balade en France" sẽ trở lại với quy mô lớn gấp đôi...

Công thức hai món ăn ‘hot trend’: Milo nấm và bánh...

0
(SGTT) - Sau nhiều trào lưu ẩm thực, hai món ăn milo nấm và bánh mì phô mai tan chảy hiện đang là trào...

‘Mùa cỏ cháy’ trên cung đường trekking Tà Năng – Phan...

0
(SGTT) - Tà Năng - Phan Dũng được xem là một trong những cung đường trekking bậc đẹp nhất Việt Nam. Với thảm thực...

Kết nối