Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Châu Á cuồng… thực phẩm tráng dương

(SGTT) – Nhiều khách du lịch từ phương Tây cảm thấy khá choáng váng với việc người dân các nước châu Á luôn tin tưởng một cách cuồng nhiệt vào đủ loại thực phẩm kỳ quái được cho là tốt cho sức khỏe sinh sản của cánh mày râu.

Nói đến thực phẩm tráng dương, không có nơi nào trên thế giới mà các loại thực phẩm “ông uống bà khen” lại được người dân yêu thích cuồng nhiệt như ở các nước châu Á, đặc biệt là Đông Á. Với nhiều du khách đến từ phương Tây như cô Nicole Alper, chuyện ăn gì uống gì để tạo cảm hứng chăn gối cùng lắm chỉ dừng ở vài thanh sô cô la hay chút rượu vang. Cô lấy làm ngạc nhiên với sự đa dạng, phức tạp đến mức hơi kỳ quái của các loại thuốc, thực phẩm tráng dương ở châu Á. Các quốc gia ở đây chịu ảnh hưởng trong nhiều thế kỷ từ y học cổ truyền Trung Quốc, trong đó thuốc và thực phẩm tráng dương là một mục vô cùng quan trọng.

Cũng là một người ưa thích du lịch và đã đi qua nhiều nước châu Á như Alper, cây bút ẩm thực Bianca Bahamondes đã liệt kê ra một vài món tráng dương được trang The Daily Meal cho là kỳ quái nhất như sau:

Món lươn nhầy ở Hàn Quốc: Con lươn nhầy hay còn gọi là cá mù hoặc hagfish là một sinh vật kỳ lạ, thường sinh sống ở dưới đáy biển sâu. Chúng có thị lực rất kém nhưng cơ thể lại dai tới mức hàm cá mập Mako cũng không thể xé nổi. Cá mù tiết ra chất nhờn cực kỳ nhớt và dai, thậm chí có người còn nghĩ đến việc đem sợi nhớt này đi… dệt vải. Lươn nhầy được người Hàn Quốc sơ chế và nấu chín, được cho là tốt cho sinh lý nam giới. Món ăn này nhìn không ngon mắt nhưng dễ nuốt, chủ yếu vì lương nhầy nấu xong vẫn… trơn tuột.

Món giun biển ở Nhật Bản: Con giun biển với hình dáng “quái chiêu” được nhiều người dân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc thích vì lời đồn tốt cho cánh mày râu. Món giun biển còn gây kinh hoàng cho khách Tây hơn vì là món sống, tuy con giun cũng đã được thái lát mỏng như món mì ống rigatoni của nước Ý vậy.

Món trứng vịt lộn ở Philippines: Cô Alper nhận xét là người Philippines ăn trứng vịt lột như một món ăn vặt thường nhật, như kiểu người phương Tây ăn bỏng ngô vậy. Một quả trứng ấp gần nở, với con non đủ cả xương và lông bên trong là điều quá sức chịu đựng với nhưng du khách phương Tây như cô. Với người Philippines và nhiều nước láng giềng xung quanh, đây lại là món rẻ và bổ, giúp các quý ông mạnh mẽ hơn.

Món súp “pín bò” ở Trung Quốc: Đây là món tiêu biểu của ẩm thực tráng dương châu Á, bắt nguồn từ Trung Quốc, tương truyền sẽ giúp cải thiện sinh lực phái mạnh. Theo Bianca, tuy nghe tên hơi “ghê” nhưng đây lại là món dễ chấp nhận hơn cả, vì phần thịt được nấu chín, dễ ăn, cùng với gừng, hành, tiêu và hỗn hợp các loại thảo mộc.

Món cá nóc ở Nhật Bản: Cá nóc là một trong hai loài động vật có xương sống có chất độc mạnh nhất hành tinh. Chất độc của cá nóc gây ra cái chết nhanh và đau đớn, hiện không có thuốc giải. Luôn nằm trong danh sách những món ăn sang của người Nhật, món cá nóc sống thái lát có thể có giá lên đến hơn 200 đô la Mỹ (gần 5 triệu đồng) một dĩa. Mỗi dĩa chỉ có khoảng nửa lạng (50g) thịt cá, thái lát mỏng tang, có thể nhìn xuyên qua lát cá được. Đầu bếp muốn chế biến món ăn tuy bổ dưỡng nhưng dễ gây chết người này phải có kinh nghiệm học việc ít nhất ba năm. Chưa hết, họ phải đi thi tuyển trong kỳ thi sát hạch có tỉ lệ rớt lên đến 40% tổng số thí sinh.

Martha Hopkins, tác giả của sách “InterCifts: Aphrodisiac Cookbook” có viết, về mặt lịch sử, các loại thực phẩm nhìn tựa như một số bộ phận cơ thể được cho là có thể hỗ trợ các bộ phận cơ thể đó nếu ăn vào, bao gồm cả các bộ phận sinh dục. Tuy nhiên bà Hopkins nhấn mạnh, các loại thực phẩm tráng dương chỉ có tác dụng… ám thị trấn an, cổ vũ tinh thần. Theo bà, một chén rượu pha máu rắn hổ mang đi nữa cũng chỉ tốt cho các anh ngang với… thanh sô cô la và chút nhạc êm dịu. Vì thế, các quý ông không cần phải liều ăn đồ tráng dương mà làm gì.

Vũ Hoàng tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mẹo chế biến thực phẩm ngon hơn bằng nước lạnh

0
Để làm chín thực phẩm, mọi người thường chọn lựa hình thức nấu sôi nước rồi thả thực phẩm vào nấu chín. Tuy nhiên,...

Sản xuất bền vững – ‘visa’ để gia nhập thị trường...

0
(SGTT) - Một trong những thách thức của ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) là sức ép cạnh tranh và khả năng chuyển...

Vượt qua rào cản, mở rộng thị trường F&B: lời sẻ...

0
(SGTT) - Vào ngày 11-1-2024, Diễn đàn CEO “Phá vỡ rào cản và mở rộng thị trường ngành F&B” sẽ được tổ chức tại TPHCM....

Mỹ lần đầu tiên cho phép bán thịt nuôi cấy trong...

0
Hôm 21-6, hai công ty khởi nghiệp (startup) Upside Foods và Good Meat xác nhận là đã được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cấp...

Nestlé hợp tác cùng Warner Bros tạo sân chơi cho trẻ...

0
(SGTT) - Nhằm tăng cường kết nối và tạo sân chơi cho trẻ trong mùa Hè này, nhãn hàng bánh ngũ cốc ăn sáng...

Giá thực phẩm toàn cầu tăng trở lại

0
Giá cả thực phẩm toàn cầu lần đầu tiên tăng trong một năm qua do đà tăng của giá đường, thịt và gạo, theo...

Kết nối