Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Cảnh báo thủ đoạn “cướp SIM, đoạt tiền”

Nhiều tổ chức cảnh báo kẻ lừa đảo sử dụng thủ đoạn chiếm quyền kiểm soát SIM điện thoại, từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng, ví điện tử của người dùng.

Trong thời gian gần đây, Công an các địa phương, các tổ chức tín dụng, ví điện tử lên tiếng cảnh báo về khả năng người dùng bị chiếm quyền điều khiển sim điện thoại, từ đó lấy tiền trong tài khoản ngân hàng và ví điện tử, sử dụng các dịch vụ mua hàng trực tuyến khác.

Thủ đoạn cụ thể là các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết sự cố và yêu cầu khách hàng nhắn tin theo cú pháp **21*<số điện thoại># hoặc DS <số Seri SIM> gửi 901.

Điện thoại ngày nay là chìa khóa để mở ví người dùng nên cần đặc biệt cẩn trọng. Ảnh minh họa.

Đây thực chất là cú pháp chuyển hướng cuộc gọi (Call Forward) – dịch vụ của các nhà mạng như Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại nội mạng hoặc ngoại mạng.

Sau khi người dùng gửi thành công tin nhắn đã soạn theo cú pháp trên, mọi cuộc gọi đến thuê bao của của người dùng lập tức được chuyển tiếp đến số điện thoại mà đối tượng lừa đảo cung cấp, trong đó có cuộc gọi cung cấp mã xác thực (OTP) từ ngân hàng, ví điện tử.

Thủ đoạn tương tự là giả danh nhân viên nhà mạng, hỗ trợ nâng cấp SIM lên SIM 4G, 5G. Kẻ lừa đảo hướng dẫn nhắn tin theo cú pháp DS <số Seri SIM> gửi 901, là cú pháp đổi SIM điện thoại qua phôi SIM trắng theo phương thức nhắn tin (SMS). Khi thao tác thành công, người dùng sẽ mất quyền kiểm soát SIM.

Với cả hai thủ đoạn tinh vi trên, lúc này SIM của đối tượng lừa đảo trở thành SIM “chính chủ”, giúp chúng dễ dàng chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, ví điện tử của nạn nhân bằng cách đăng nhập và chọn tính năng quên “Quên mật khẩu”.

Theo đại diện Ví điện tử MoMo, kẻ lừa đảo nếu có đầy đủ thông tin cá nhân khác thì rất dễ dàng kích hoạt mật khẩu mới để chiếm đoạt tiền. Nhưng không chỉ có mất tiền, người dùng còn có nguy cơ phải gánh khoản nợ thay bởi các đối tượng này cũng có thể sử dụng các thông tin có được để vay tiền từ các ứng dụng, thậm chí là tổ chức tín dụng.

Thực ra thủ đoạn này không mới. Từ đầu năm ngoái đến nay, đã có vài tổ chức tín dụng ghi nhận thông tin về việc một số người trường hợp người dùng bị đối tượng lừa đảo chiếm quyền kiểm soát sim điện thoại, từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản thẻ của khách hàng, kích hoạt thẻ tín dụng, đăng ký vay tiêu dùng, mua hàng trực tuyến dựa trên số điện thoại này.

“Thuê bao di động có thể là chìa khoá để vào các tài khoản quan trọng nhất của người dùng. Vì vậy, người dùng tuyệt đối không làm theo các cú pháp do người khác yêu cầu khi chưa tìm hiểu, tra cứu thông tin kỹ càng”, Ví điện tử MoMo khuyến cáo.

D.Nguyễn

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thị trường smartphone Đông Nam Á bùng nổ đầu năm 2024

0
(SGTT) - Năm thị trường điện thoại thông minh (smartphone) hàng đầu Đông Nam Á chứng kiến doanh số smartphone tăng ấn tượng trong tháng...

Những bước cần làm khi mất điện thoại có cài đặt...

0
Bộ Công an khuyến cáo, trong trường hợp mất thiết bị (điện thoại) đang đăng nhập tài khoản định danh điện tử, người dân...

Cảnh giác trước những chiêu trò lừa đảo trực tuyến dịp...

0
(SGTT) - Trong khoảng thời gian cận Tết Nguyên Đán, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng gia tăng, các chiêu trò lừa...

Tránh ‘tiền mất, tật mang’ từ những cuộc gọi lạ

0
Theo các chuyên gia trong ngành, một cuộc điện thoại từ các đầu số lạ có thể tăng nguy cơ bạn bị lừa đảo...

Bắt đầu áp dụng cuộc gọi định danh để chống tình...

0
(SGTT) - Từ ngày 27-10, tất cả các số điện thoại của các doanh nghiệp viễn thông, các đơn vị thuộc Bộ Thông tin...

Thế giới riêng: Nhiều kết nối, nhiều ảo tưởng

0
(SGTT) - Ngày nay, khung cảnh sum vầy của bữa ăn gia đình Việt Nam đã bị công nghệ tước đi một cách dễ...

Kết nối