Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024

Cách hạn chế lây nhiễm Covid-19 của những tay leo núi

(SGTT) – Thay vì đi bộ đến trại căn cứ để làm quen dần với sự thay đổi của khí hậu và chứng say độ cao, các nhà leo núi chọn cách ngủ trong lều thiếu oxy ngay tại nhà của mình để hạn chế tiếp xúc nhiều người, đảm bảo an toàn cho bản thân.

Anh Akash Neggi, một nhà leo núi dày dạn kinh nghiệm, đã chuẩn bị sẵn sàng để chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới, đỉnh Everest – sau vài tuần ngủ trong chiếc lều đặt trong phòng khách của mình ở New Jersey.

Khi đất nước Nepal phải vật lộn với Covid-19, ngày càng nhiều người leo núi sử dụng lều thiếu oxy (loại lều được sử dụng bởi các vận động viên và những người muốn làm quen với độ cao, có chứa hàm lượng oxy giảm). Họ thực hiện việc làm này trước chuyến đi nhằm hạn chế tiếp xúc, tránh khả năng lây nhiễm Covid-19 bằng cách cắt giảm thời gian của chuyến phiêu lưu trên dãy Himalaya.

Theo thông lệ, những người khao khát chinh phục đỉnh Everest thường phải dành tám ngày đi bộ từ Kathmandu – thủ đô của Nepal đến trại căn cứ ở độ cao 5.364 mét. Hành trình này giúp họ làm quen với khí hậu để giảm thiểu rủi ro và mức độ nghiêm trọng của chứng say độ cao.

Nhưng năm nay, hơn 30 người leo núi đã được sơ tán khỏi trại căn cứ vì lý do y tế kể từ khi bắt đầu mùa leo núi vào tháng 4 vừa qua bởi đã có 3 người trong số họ bị nhiễm Covid-19.

Lúc đầu, Neggi đã sử dụng cách thức làm quen với độ cao này vì anh không có đủ số ngày nghỉ phép để thực hiện chuyến thám hiểm của mình. Nhưng giờ đây anh lại cảm thấy nhẹ nhõm vì đã tránh được những nguy cơ lây nhiễm Covid-19 do đã rút ngắn thời gian tiếp xúc với những người khác.

“Trong chuyến đi, mọi người thường ngồi tại các quán trà cùng nhau và gặp gỡ các đội khác. Thật khó để có thể biết mọi người đã bị nhiễm bệnh ở đâu, nhưng tôi rất vui vì đã có thể bỏ qua đám đông đó”, anh nói với AFP ở Kathmandu trước khi lên chuyến bay trực thăng đến trại căn cứ Everest.

Anh Akash Negi ngồi trong chiếc lều cao độ, một lều kín được sử dụng để mô phỏng độ cao với lượng oxy giảm bắt chước không khí loãng ở độ cao, khi anh chuẩn bị cho chuyến thám hiểm Everest của mình.

Làm quen với việc “khó thở”

Người đàn ông Mỹ 29 tuổi này đã ngủ trong căn lều có mái vòm bằng nhựa được gắn với một chiếc máy hút oxy từ không khí và thay thế nó bằng nitơ tới 10 giờ mỗi ngày.

Anh Neggi cũng đeo một chiếc mặt nạ gắn với một thiết bị làm giảm lượng oxy cung cấp khi anh đạp xe tập thể dục hàng ngày.

Trong khi đó, một vận động viên leo núi khác, Francisco Martin, 34 tuổi đến từ Tây Ban Nha thường nằm trên giường với đầu và một số phần trên cơ thể được che bởi một khung nhựa kín gắn với một chiếc máy.

Trong hai tháng liền, anh đã ngủ và làm việc trên máy tính xách tay bên trong chiếc buồng cho đến khi cơ thể thích nghi với mức oxy thấp hơn trước chuyến thám hiểm đến Lhotse, ngọn núi cao thứ tư thế giới.

Từ nhà riêng ở New York, anh Martin chia sẻ với AFP: “Lúc mới bắt đầu, tôi cảm thấy rất khó thở khi cơ thể phải thích nghi. Bây giờ, tôi hoàn toàn ổn. Tôi có thể nói chuyện điện thoại như bình thường. Tôi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn ở độ cao 6.400 mét trong chiếc lều của mình và tôi đã… ổn”.

Việc thoải mái ở nhà như cách thức trên có nghĩa là bạn sẽ giảm thời gian khám phá đỉnh Everest từ tám tuần xuống chỉ còn bốn tuần. Tuy nhiên, bạn sẽ phải trả một chi phí khá đắt. Những người leo núi có thể phải trả tới 85.000 đô la Mỹ (gần 2 tỉ đồng) để rút ngắn trải nghiệm đi bộ và sử dụng lều độ cao.

“Bạn sẽ không trở nên yếu ớt như khi bạn phải ở độ cao lớn trong tám hoặc chín tuần”.

Chi phí này gần như gấp đôi chi phí ước tính cho chuyến thám hiểu đỉnh Everest như thông thường. Nhưng phương pháp này đang trở nên phổ biến đối với các vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư muốn cải thiện dung tích phổi của họ.

Bằng cách dành thời gian trong một chiếc lều thiếu oxy, những người leo núi cũng trải qua quá trình gian khổ nhưng không phải mất quá nhiều sức trước hành trình leo lên đỉnh Everest.

Lukas Furtenbach, người điều hành Furtenbach Adventures có trụ sở tại Áo, nói với AFP: “Bạn sẽ không trở nên yếu ớt như khi bạn phải ở độ cao lớn trong tám hoặc chín tuần”.

Tránh đám đông ở Everest

Theo ông Brian Oestrike, Giám đốc điều hành của Hệ thống đào tạo độ cao Hypoxico – nhà cung cấp các lều thiếu oxy lớn nhất thế giới, khi đại dịch xảy ra, ngày càng có nhiều người leo núi sử dụng thiết bị của họ hơn.

Ngay cả những người không có kế hoạch cho các cuộc thám hiểm trong thời gian sắp tới cũng đang sử dụng các vật dụng này vì họ muốn giảm tiếp xúc với virus bằng cách tự tập luyện trong nhà.

Với việc Nepal cấp 408 giấy phép leo núi trong năm nay – một con số kỷ lục – và hầu hết những người leo núi Everest đều được hướng dẫn và hỗ trợ bởi các hướng dẫn viên địa phương, hơn 800 người leo núi có thể sẽ lên đường đến đỉnh núi cao nhất thế giới trong mùa leo núi này.

Quốc gia 28 triệu dân này đã ghi nhận trung bình 9.000 ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày. Vì vậy những nhà thám hiểm như Martin cảm thấy yên tâm hơn vì chuyến đi đã được rút ngắn.

“Mặc dù đã được tiêm vắc xin Covid, tôi không biết liệu bản thân mình có thể là người mang mầm bệnh hay không. Vì vậy, tôi cũng muốn giảm thiểu khả năng tiếp xúc với những người chưa được tiêm chủng…”, ông nói.

Thanh Thảo

Theo Bangkokpost

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gợi ý 5 cung leo núi ở miền Bắc cho những...

0
Đỉnh Putaleng, Tả Liên Sơn và Ngũ Chỉ Sơn... là những ngọn núi thu hút du khách trekking, khám phá bởi vẻ đẹp hoang...

‘Kín chỗ’ tour thám hiểm hang động Sơn Đoòng năm 2024

0
Công ty Oxalis, đơn vị duy nhất khai thác tour du lịch hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng, vừa cho biết dù...

Hành trình trekking, vượt thác thám hiểm miền Tây tỉnh Quảng...

0
(SGTT) - Hành trình trekking, vượt thác, cắm trại... thám hiểm miền Tây tỉnh Quảng Bình trong ba ngày hai đêm sẽ là gợi...

An toàn trong du lịch – cần lường trước rủi ro

0
(SGTT) - Vụ việc du khách bị nước lũ cuốn trôi ở khu du lịch Làng Cù Lần hay du khách trượt chân té...

‘Mỏ vàng’ du lịch mạo hiểm: thách thức hàng đầu vẫn...

0
(SGTT) - Ngành du lịch trên đà phục hồi sau dịch bệnh, trong đó mô hình du lịch mạo hiểm có sự tăng trưởng...

Nữ CEO với ước mơ ‘Mỗi gia đình Việt có ít...

0
(SGTT) - Từng học Thạc sĩ về Phát triển cộng đồng tại Australia và có nhiều năm sinh sống ở Thụy Sĩ, nhưng chị...

Kết nối