Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Bộ Y tế chính thức cho phép “tiêm trộn” 2 vắc-xin Moderna và Pfizer

(SGTT) – Bộ Y tế khuyến cáo trường hợp bất khả kháng có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin Covid-19 do Pfizer hoặc Moderna sản xuất. Nếu tiêm mũi 1 vắc-xin do Moderna sản xuất có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin do Pfizer sản xuất và ngược lại.

Tối 8-9, Bộ Y tế cho biết xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vắc-xin Covid-19 nhằm mục đích tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch để phòng chống dịch; do đó, ngày 8-9, Hội đồng tư vấn chuyên môn về sử dụng vắc-xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vắc-xin Covid-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vắc-xin khác để tiêm mũi 2.

Trả lời về vấn đề tiêm vắc-xin phòng Covid-19, trong chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” tối ngày 8-9, ông Lê Quang Tự Do, Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), cũng thông tin “theo khuyến cáo Bộ Y tế, nếu tiêm mũi 1 vắc-xin do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất. Nếu tiêm mũi 1 vắc-xin do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin do Pfizer sản xuất và ngược lại”.

Theo Bộ Y tế, để thực hiện Chiến lược vắc-xin phòng Covid-19, đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận nhiều loại vắc-xin được sản xuất theo các công nghệ khác nhau như công nghệ vector (AstraZeneca sản xuất hoặc Sputnik V), công nghệ mRNA (do Pfizer, Moderna sản xuất), công nghệ bất hoạt (vắc-xin do Sinopharm sản xuất).

Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng đang nghiên cứu phát triển một số loại vắc-xin bằng những công nghệ khác nhau.

Thời gian qua, do tình hình khan hiếm vắc-xin nói chung, nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng các liệu trình tiêm kết hợp 2 loại vắc-xin cùng công nghệ hoặc khác công nghệ sản xuất, căn cứ theo loại vắc-xin sẵn có tại từng thời điểm, như tiêm vắc-xin véc tơ virus với vắc-xin mRNA, hoặc tiêm 2 loại vắc-xin mRNA của các nhà sản xuất khác nhau…

Khuyến cáo tiêm chéo các loại vắc-xin của Bộ Y tế xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vắc-xin để tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch, phục vụ phòng chống dịch.

Minh Thảo

Video: Minh Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tiền Giang: Hạn mặn làm nông dân trồng rau lo mất...

0
(SGTT) - Hiện nay, tình hình sản xuất cây trồng ở nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến...

Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo sẵn sàng thông xe...

0
(SGTT) - Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo dài gần 79km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đã...

Nhà hàng, quán ăn tự tin sẽ ‘hốt bạc’ dịp 30-4...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội “hốt bạc” cho các chuỗi kinh doanh...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Mẹ rùa Malaysia vượt biển đến Côn Đảo đẻ trứng

0
(SGTT) - Ngày 22-4, một rùa mẹ đeo thẻ quốc gia Malaysia đã bơi vào bãi Cát Lớn tại hòn Bảy Cạnh, thuộc Vườn...

Ẩm thực hiện đại qua ‘góc nhìn’ đầu bếp Huỳnh Quang...

0
(SGTT) - Chọn phong vị ẩm thực hiện đại, đầu bếp Huỳnh Quang Viên đến từ Quảng Ngãi đã có buổi chia sẻ kiến...

Kết nối