Chủ Nhật, Tháng Tư 28, 2024

Ban hành bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống.” Bộ tiêu chí là cơ sở để ban tổ chức lễ hội địa phương áp dụng thống nhất các giải pháp trong tổ chức, thực hiện các hoạt động nhằm xây dựng môi trường văn hóa lễ hội, theo Vietnamplus.

Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước hiện có gần 8.000 lễ hội, trong đó có hơn 7.000 lễ hội truyền thống (chiếm 88,36%) còn lại là lễ hội khác.

Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam diễn ra quanh năm, mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của mỗi địa phương và quốc gia. Ảnh: Vương Lộc

Hầu hết các lễ hội từ quy mô quốc gia đến lễ hội nhỏ trong phạm vi làng xã được tổ chức trang trọng, linh thiêng, thành kính; tạo môi trường thuận lợi để nhân dân thực sự là chủ thể của hoạt động lễ hội; nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng, đảm bảo hoạt động lễ hội phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trong một số lễ hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.

“Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” được ban hành nhằm khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các địa phương, ban tổ chức lễ hội tiến hành hoạt động cải thiện và tăng cường chất lượng công tác quản lý lễ hội truyền thống; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, đồng thời phù hợp với bối cảnh kinh tế – xã hội đất nước.

Bộ tiêu chí góp phần cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; tăng cường, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức lễ hội ở cơ sở. Ảnh: Ngọc Hà

Thông qua đó, các địa phương xây dựng môi trường văn hóa lễ hội văn minh, lành mạnh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc và lan tỏa trong đời sống xã hội; từng bước loại bỏ những hủ tục, tập tục, tập quán lạc hậu. Đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân, du khách về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh khi tham gia lễ hội.

Việc ban hành bộ tiêu chí là cơ sở để ban tổ chức lễ hội địa phương áp dụng thống nhất các giải pháp trong tổ chức, thực hiện các hoạt động nhằm xây dựng môi trường văn hóa lễ hội. Từ đó, định hướng để ban tổ chức chuẩn hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống, là thước đo để đánh giá năng lực quản lý cũng như tính hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động lễ hội tại địa phương.

Việc cụ thể hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa tại di tích, lễ hội là một giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội theo hướng văn minh, lành mạnh. Ảnh: TL

Bộ tiêu chí gồm 9 nhóm tiêu chí chung. Đó là tiêu chí về công tác quản lý nhà nước về lễ hội chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đáp ứng yêu cầu tổ chức lễ hội; bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; tiêu chí phòng chống cháy, nổ; vệ sinh an toàn thực phẩm; tiêu chí vệ sinh môi trường; phòng, chống dịch bệnh; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí vui tươi, lành mạnh đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân; bố trí các khu dịch vụ đảm bảo mỹ quan di tích, lễ hội; tổ chức hoạt động dịch vụ an toàn, thuận tiện cho người dân, du khách khi tham gia hoạt động lễ hội.

Bộ tiêu chí còn đề cập đến các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại di tích, lễ hội cam kết tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ công cộng; quy định của ban tổ chức lễ hội về thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa; quan hệ giao tiếp, ứng xử của các chủ thể quản lý và người tham gia trong hoạt động lễ hội bảo đảm văn minh, văn hóa; tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về di tích, lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh; nội dung, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú.

Cùng với đó là tiêu chí về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; bài trừ hủ tục, tập tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực, các hành vi phản cảm trái thuần phong, mỹ tục dân tộc trong hoạt động lễ hội.

Đăng Huy

Theo Vietnamplus, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Về Quảng Nam xem lễ rước sắc phong và chánh tế...

0
(SGTT) - Nằm trong khuôn khổ lễ hội Kỳ Yên năm 2024, sáng 18-4 (nhằm mùng 10-3 Âm lịch), tại xã Tiên Châu, huyện...

Người Khmer ở TPHCM đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

0
(SGTT) - Để đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, đông đảo bà con Khmer ở TPHCM đã đến chùa Chantarangsay (quận 3) dâng...

Chợ phiên làng chài Tân Thành, điểm đến cuối tuần ở...

0
(SGTT) – Chợ phiên làng chài Tân Thành (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) vừa hoạt động trở lại sau thời gian tạm...

Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội té nước Songkran...

0
(SGTT) - Tết cổ truyền Songkran của Thái Lan sẽ kéo dài từ ngày 13 đến 15-4 trên khắp cả nước, cùng nhiều hoạt...

Những điểm nhấn ở lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon...

0
Sau thành công của ba kỳ lễ hội (2022 - 2024), ban tổ chức lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group...

Hơn 400 món ăn ba miền ‘quy tụ’ tại lễ hội...

0
Chiều 28-3, lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 đã chính thức khai mạc tại Khu du lịch Văn Thánh,...

Kết nối