Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Ăn nhiều thực phẩm có dát vàng làm khổ lá gan

(SGTT) – Vàng không chỉ là món trang sức đẹp, có giá trị cao mà còn chứng tỏ được độ giàu có của bản thân người sở hữu nó. Ngày nay, vàng còn được giới đầu bếp sử dụng để trang trí cho các món ăn, thức uống thêm phần sang trọng, đẳng cấp. Vậy việc thưởng thức những món ăn dát lên lớp lá vàng, bụi vàng lấp lánh liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Ăn nhiều thức ăn có vàng làm khổ lá gan

Từ lâu, con người đã biết đến vàng với một lịch sử lâu đời khi sử dụng trong lĩnh vực y tế. Từ thời Trung cổ, những người giàu có sở thích trang trí các món ăn bằng vàng để chứng tỏ sự thịnh vượng của họ tương tự như ngày nay. Ở châu Âu, vàng trong thực phẩm còn có tên gọi Aurum metallicum – kim loại ánh sáng, chính thức được chấp thuận như một chất phụ gia trong thực phẩm dưới tên gọi E175.

Vì vậy, vàng có thể dùng để làm nguyên liệu để chế biến món ăn và được xem là vô hại với lượng vừa phải. Vàng dùng trong nhà bếp thường có độ dày lá từ 0,00015 đến 0,0003 mm. Ngày nay, vàng chủ yếu được tìm thấy trong một số loại rượu vang sủi bọt hoặc để trang trí bánh ngọt, beefsteak…

Về hương vị, lớp lá vàng được dát lên các món ăn hoàn toàn không có vị, ngay cả khi thực khách ăn một miếng nguyên chất. Vì vậy, các món ăn được trang trí bằng vàng chú trọng đến vẻ bề ngoài hơn là bản chất.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy một vị giác trên lưỡi khi nếm một miếng vàng lá, thì miếng vàng đó không có được sự tinh khiết. Vàng có thể bị nhiễm bẩn do các kim loại khác trong quá trình chế biến hoặc do hóa chất trong quá trình sản xuất.

Ứng dụng vàng trong điều trị bệnh

Ngoài dùng để làm trang trí cho món ăn, những nỗ lực đầu tiên để điều trị bệnh bằng vàng đã được thực hiện cách đây 2.000 năm. Pliny the Elder, một học giả từng làm việc và viết các tác phẩm của mình ở Đế chế La Mã, cũng đã viết ra lý thuyết của mình về việc điều trị bệnh bằng kim loại quý.

Lý thuyết của Pliny the Elder cho rằng một chất ổn định, tinh khiết và đẹp đẽ như vậy phải có tác dụng tích cực đối với cơ thể đã dẫn đến một loạt nỗ lực để làm cho vàng có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Do đó, vàng là một trong những loại thuốc lâu đời nhất trong lịch sử loài người.

Những người chữa bệnh bằng đức tin, thầy lang và bác sĩ đều đã sử dụng chất này trong nhiều thiên niên kỷ; cho đến ngày nay vẫn còn trong nha khoa, liệu pháp điều trị bệnh thấp khớp và trên hết là liệu pháp vi lượng đồng căn đối với chứng trầm cảm, lo lắng và kiệt sức. Vào cuối thế kỷ 19, vàng cũng được kê đơn cho bệnh giang mai và bệnh lao.

Vàng cũng được ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Ảnh minh họa: Ảnh: Japan-brand

Vàng có thể tồn tại ở dạng các hạt được tạo thành từ nhiều nguyên tử (lá vàng), là một thành phần của muối hoặc như các hạt nano. Ở cấp độ nano, vàng có thể ngăn chặn sự hình thành của một số protein bao gồm cả những protein gây ra các quá trình viêm.

Các hợp chất vàng đã được sử dụng như một liệu pháp cơ bản đã được chứng minh cho các bệnh thấp khớp kể từ những năm 20 của thế kỷ trước. Các chế phẩm được dùng bằng đường uống hoặc đường tiêm.

Với liều lượng cực nhỏ, vàng có tác dụng điều chỉnh hệ thống miễn dịch của con người. Chúng có đặc tính ức chế miễn dịch, chống viêm và kháng khuẩn. Các nhà nghiên cứu Thụy Điển và Mỹ đã đưa ra kết luận này. Vàng có tác dụng ngăn không cho một loại protein thoát ra khỏi nhân tế bào miễn dịch, gây ra các phản ứng viêm.

Việc tiêm các hợp chất chứa vàng có liên quan đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và chỉ cho thấy hiệu quả điều trị sau nhiều tháng. Vì những tác dụng không mong muốn, các hợp chất vàng ngày nay hiếm khi được sử dụng trong điều trị. Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm rối loạn tiêu hóa, rối loạn vị giác, viêm màng nhầy, rối loạn hệ thống tạo máu, phản ứng da, protein niệu và các bệnh về gan. Đồng thời, nhiều loại thuốc không ngừng được phát triển để đạt được hiệu quả mong muốn ngay cả khi không có vàng và ít gây tác dụng phụ hơn.

TS. DS. Tạ Thanh Sơn

Viện Công nghệ Dược sinh học, Đại học Marburg, Đức

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trào lưu trà chanh giã tay, bánh đồng xu vừa ‘nguội’,...

0
(SGTT) - Khi trào lưu ẩm thực trà chanh giã tay hay bánh đồng xu phô mai dần không còn sức nóng đối với...

Cùng nhìn lại những trào lưu ăn uống nổi bật năm...

0
(SGTT) – Gỏi gà măng cụt, cà phê muối, trà chanh giã tay… là một trong những món ăn tạo nên xu hướng sôi...

Mì gói thanh long ‘vượt mặt’ trà chanh giã tay trở...

0
Sau đoạn nhạc "viral" trong những ngày qua, mì gói thanh long trở thành từ khóa được quan tâm nhiều trên các nền tảng...

Trà chanh giã tay có gì mà thu hút giới trẻ?

0
(SGTT) - Khi các trào lưu như trà mãng cầu, cà phê muối, bánh đồng xu hạ nhiệt, giới trẻ lại tìm thưởng thức...

Trào lưu ăn uống, có món sớm nở tối tàn, có...

0
(SGTT) - Năm 2023 được xem là năm nở rộ các xu hướng trong ngành ăn uống, điểm chung của những món theo trend...

Điểm qua 8 sự kiện ẩm thực nổi bật năm 2022

0
(SGTT) - Các tỉnh, thành "đua nhau" xác lập kỷ lục; Việt Nam là điểm đến ẩm thực tốt nhất châu Á; khi Food...

Kết nối