Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

3 tư thế yoga cho người ngồi nhiều

Ngồi làm việc liên tục suốt 8 giờ đồng hồ trong văn phòng, chạy xe máy, ô tô hoặc ngồi học là một trong những tư thế dễ gây ảnh hưởng xấu đến cổ và lưng. Dù không thường xuyên nhưng việc ngồi sai tư thế lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vóc dáng cũng như vẻ bề ngoài của bạn.

Các động tác yoga cho người ngồi nhiều sau sẽ giúp bạn cải thiện dáng ngồi đúng.

1. Chó duỗi mình (Downward-Facing Dog)

  • Tư thế bắt đầu, quỳ bò trên sàn với 2 gối và bàn tay chống sàn. Hơi giữ 2 đầu gối ra và các ngón chân chống ngược xuống sàn.
  • Hít thở sâu và từ từ đẩy hông lên cao, nâng phần xương cụt lên, chống thẳng hai cánh tay và đẩy lùi cơ thể về phía sau (giống tư thế hình ngọn núi).
  • Ban đầu, khi nâng người lên, đầu gối bạn cong và gót chân nâng lên khỏi sàn. Sau đó, thẳng gối và khóa hông lại, bàn chân và bàn tay chạm sàn ở tư thế khiến bạn có cảm giác được kéo dãn toàn bộ thân người (mà vẫn cảm thấy thoải mái và không bị đau). Đi vài nhịp thở.
  • Lưu ý: nâng mông càng cao càng tốt, đẩy tay, giãn xương sống để nâng mông.

2. Tư thế chim bồ câu (Pigeon)

Bài tập yoga này làm tăng tính linh hoạt của hông và lưng. Lúc đầu có thể sẽ hơi khó khăn, nhưng sau khi đã quen dần thì bạn sẽ cảm thấy yêu thích nó.

  • Bắt đầu bằng tư thế quỳ xuống (với sự hỗ trợ của cánh tay). Sau đó trườn đầu gối bên phải ra phía trước giữa 2 bàn tay và trượt gót phải về phía hông trái.
  • Duỗi cẳng chân trái ra phía sau, giữ cho phía trên bàn chân và đầu gối tiếp xúc với sàn nhà. Ưỡn ngực, mắt hướng lên, ngẩng cao đầu.
  • Nâng cẳng chân trái lên sát đầu, cong người, đồng thời đưa bàn tay thẳng nắm lấy bàn chân của bạn. Cổ và mặt hướng lên cao. Đầu càng về gần phía bàn chân càng tốt. Giữ nguyên tư thế trong 5 nhịp thở rồi thực hiện tương tự với bên ngược lại.

3. Tư thế đứa trẻ (Child’s Pose)

  • Ngồi trên hai chân, hai tay đặt trên hai bắp đùi.
  • Cúi gập người, trán gần chạm sàn, hai tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay đặt sấp xuống sàn, thả lỏng và hít thở bình thường trong 5 nhịp.
  • Lưu ý: Vươn dài tay ra phía trước, hít thở nhẹ nhàng, thư giãn.

Lưu ý:

– Bài tập không dành cho những người có chấn thương ở cổ và lưng

– Thực hiện cơ bản và nâng cao dần theo sự hướng dẫn và khả năng chịu đựng của bản thân, không nên cố gắng đạt được kết quả ngay lần tập đầu tiên. Nên tập từ từ để cơ thể dần thích nghi với bài tập để đạt được sự lâu dài mà không gây chấn thương không mong muốn.

– Thực hiện mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất.

Nguồn: Lifestyle.cfyc.com.vn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhà hàng, quán ăn tự tin sẽ ‘hốt bạc’ dịp 30-4...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội “hốt bạc” cho các chuỗi kinh doanh...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

TPHCM tăng chuyến xe, chuyến tàu phục vụ người dân dịp...

0
(SGTT) - Dự báo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4 và 1-5 tới đây sẽ tăng cao, Sở Giao...

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tới đây, Cục Hàng không sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng...

Khởi công xây dựng nút giao Tân Vạn đường Vành đai...

0
(SGTT) -  Nút giao Tân Vạn kết nối tỉnh Bình Dương với TPHCM đã được khởi công xây dựng. Đây là một trong những...

Kết nối