Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Vì sao các loại vắc-xin ngừa Covid-19 không có hiệu lực dài hạn?

Trước đại dịch Covid-19, các loại vắc-xin ngừa các bệnh phổ biến có hiệu lực bảo vệ con người trong thời gian rất lâu. Cụ thể, vắc-xin ngừa bệnh sởi và rubella có hiệu lực bảo vệ đến suốt cả đời người; vắc-xin ngừa uốn ván và bạch hầu có hiệu lực đến 14 – 25 năm; vắc-xin ngừa thủy đậu (trái rạ) có hiệu lực từ 15 – 20 năm; vắc-xin ngừa viêm gan B có hiệu lực đến 20 năm…

Thế nhưng vắc-xin ngừa Covid-19 lại có tác dụng bảo vệ khá ngắn, chỉ khoảng 6 tháng và đang có xu hướng rút ngắn lại hơn trước các biến chủng như Omicron. Đơn cử trường hợp Pháp là nước có hơn 73% dân số tiêm đủ liều vắc-xin ngừa Covid-19 và hơn 32% đã tiêm mũi tăng cường. Thế nhưng, theo đài RFI, số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày ở Pháp ghi nhận hôm 31-12-2021 vẫn ở mức trên 200.000, thuộc mức cao chưa từng có từ đầu đại dịch đến nay. Những ngày gần đây, mỗi ngày Pháp có thêm 2.000 người nhập viện điều trị vì nhiễm virus SARS-CoV-2, trong số này có 20% phải điều trị tại các khoa chăm sóc tích cực. Tình hình cũng tương tự ở nhiều nước châu Âu và Mỹ.

Virus Sars-Cov-2 có tốc độ đột biến sinh học cực kỳ nhanh, chỉ trong vòng 2 năm từ 2020 đến nay đã sản sinh ra 13 biến thể, mới nhất và có sức gây nhiễm nhanh nhất là Omicron (B.1.1.529). Ảnh: DailyMail

Hiệu lực có dài lâu hay không của mỗi loại vắc-xin tuỳ thuộc vào các yếu tố sau: mức độ đáp ứng của hệ miễn dịch cơ thể; tốc độ suy giảm của các kháng thể; tần suất xuất hiện các biến thể của virus là nhanh hay chậm; và vị trí bị nhiễm khuẩn trên cơ thể.

Các vắc-xin truyền thống ngừa bệnh sởi và thuỷ đậu có thời gian suy giảm của kháng thể rất chậm, nhờ đó kéo dài hiệu lực bảo vệ của vắc-xin . Kháng thể diệt vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thời gian suy giảm nhanh hơn, nhưng nhờ vắc-xin có sức kích thích hệ miễn dịch rất cao. Nhờ vậy, cơ thể sản xuất ra số lượng kháng thể nhiều hơn yêu cầu nên bù đắp được sự suy giảm lượng kháng thể.

Lịch sử ngành bào chế vaccine cho thấy các loại vaccine sản xuất bằng phương thức sử dụng một phiên bản đã được sửa đổi của một loại virus khác (vector virus) thì thường có thời gian hiệu lực khá lâu, như trường hợp vắc-xin ngừa bệnh sởi và thuỷ đậu.

Các loại vắc-xin bào chế theo phương thức khác, không sử dụng vector virus, thì thời gian hiệu lực ngắn hơn. Nhưng, điều này có thể cải thiện bằng cách bổ sung thêm các tác nhân điều chỉnh nhằm tăng cường mức độ đáp ứng của hệ miễn dịch nhằm kích thích sản xuất ra nhiều kháng thể hơn, như vắc-xin ngừa uốn ván và viêm gan A.

Thông thường, để phát triển một loại vaccine mới, các hãng dược phải mất từ 5 – 10 năm. Lần này, do yêu cầu phải có gấp vắc-xin ngừa Covid-19 nên các hãng đã phải cấp tốc nghiên cứu và bào chế thuốc ngừa trong thời gian ngắn ngủi chỉ có 12 tháng. Sự chạy đua với thời gian làm cho những nghiên cứu về sự đáp ứng của hệ miễn dịch cơ thể với một chủng virus hoàn toàn mới là SARS-CoV-2 có thể chưa thật sự trọn vẹn.

Do mỗi người có cơ địa khác nhau không ai giống ai, các yếu tố về tuổi tác, bệnh nền, nên sự hoạt động của hệ miễn dịch của từng người sẽ tạo ra sự đáp ứng khác nhau khi tiêm vắc-xin trên quy mô rộng lớn. Đối với những người không đáp ứng tốt (lượng kháng thể quá ít không đủ để diệt virus) thì lại là cơ hội để virus học cách thích nghi và biến đổi để tồn tại.

Yếu tố quan trọng nhất để một loại vắc-xin có hiệu lực bảo vệ dài lâu hay không tuỳ thuộc vào mức độ đột biến sinh học (mutate) của virus gây bệnh. Cơ chế hoạt động cơ bản của vắc-xin là sau khi tiêm, vắc-xin sẽ kích thích hệ miễn dịch cơ thể sản xuất kháng thể để tiêu diệt kẻ thù ngoại lai. Đồng thời, hệ miễn dịch sẽ “ghi nhớ” thông tin về loại virus đó để đối phó hữu hiệu nếu trong tương lai bị loại virus đó xâm nhập. Vì thế, nếu virus có khả năng đột biến sinh học khá nhanh thì hệ miễn dịch sẽ không nhận dạng được kẻ thù – tuy cũ mà mới – để kịp thời đối phó.

Các loại vắc-xin ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella, uốn ván… có hiệu lực lâu dài vì cho đến nay các loại virus gây bệnh hầu không có sự đột biến sinh học đáng kể (không phát sinh thêm các biến thể mới). Ngược lại, virus SARS-COV-2 có sự biến đổi rất nhanh – từ 2020 đến nay đã xuất hiện 13 biến thể mới – nên đã làm giảm đáng kể hiệu lực bảo vệ của các loại vắc-xin hiện hành. Minh chứng là việc xuất hiện của các biến thể Delta và mới nhất là Omicron đã làm lây nhiễm cho rất nhiều người, dù họ đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc-xin.

Thêm nữa, virus SARS-CoV-2 thuộc chủng virus influenza có cách hoạt động giống như bệnh cúm nên cực kỳ khó đối phó. Ngay cả với bệnh cúm mùa thông thường, cử mỗi năm y giới phải bào chế các loại vắc-xin mới để đối phó với sự xuất hiện của các biến thể mới của virus cúm mùa. Và, các loại vắc-xin này cũng chỉ có thời gian hiệu lực ngắn ngủi từ 6 – 12 tháng.

Rõ ràng là trong cuộc “chạy đua vũ trang” với virus SARS-COV-2, khoa học bao giờ cũng chậm chân hơn một bước. Y giới sẽ phải tiếp tục tốn nhiều công sức nghiên cứu một loại vắc-xin hoàn chỉnh có thể “đón đầu” các biến thể SARS-COV-2 nhiều khả năng sẽ xuất hiện trong tương lai. Nó cũng cho thấy sự thích ứng để tồn tại của sự sống trên Trái đất – ngay cả ở những loài vô tri giác như virus – là vô cùng kỳ diệu.

Thiện Khang

Theo KTSG Online 

Tổng hợp từ RFI, WSJ, Gavi.org, Immune.org

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Biến thể phụ XBB.1.5 mới xuất hiện ở TPHCM nguy hiểm...

0
Ngày 14-4, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, vừa qua, thành phố đã tiến hành giải trình tự gene các mẫu...

Dịch có xu hướng giảm, phòng chống Covid-19 có được điều...

0
Vừa qua, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, Covid-19 sẽ thành một bệnh như cúm mùa trong năm 2023....

Thời đại số, doanh nghiệp vẫn xem tương tác trực tiếp...

0
(SGTT) - Đại dịch Covid-19 khiến tuyển dụng và đào tạo bước đầu trực tuyến trở thành giải pháp hàng đầu. Sau dịch, các...

Các hãng bay toàn cầu đối mặt “núi” nợ hàng trăm...

0
Tác động vô hình của đại dịch sẽ đeo bám ngành hàng không trong nhiều năm tới. Các hãng bay lớn nhất thế giới...

Hơn 60,8 triệu lượt người Việt đi du lịch trong nửa...

0
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, thị trường du lịch nội địa đã không những hồi phục mà còn tăng trưởng cao...

Tồn đọng 22 triệu liều vắc-xin, Bộ Y tế yêu cầu...

0
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, đến giữa tháng 6-2022 còn hơn 22,2 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 loại Moderna và Pfizer...

Kết nối