Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024

TPHCM sẽ có thêm 2 phố đi bộ, thương mại – ẩm thực tại quận 7

Mới đây, UBND TPHCM đã có văn bản chấp thuận chủ trương triển khai 2 tuyến phố đi bộ, thương mại – ẩm thực tại quận 7.
Một góc cầu Ánh Sao, quận 7. Ảnh: Trang tin điện tử UBND quận 7

Theo Tuổi Trẻ, hai tuyến phố đi bộ này nằm ở hồ Bán Nguyệt – cầu Ánh Sao và tại đường số 11N, khu cư xá Ngân Hàng. Thêm nữa, tuyến phố thương mại – ẩm thực Sky Garden cũng được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đêm của quận 7 cũng như TPHCM.

Cụ thể, tại hồ Bán Nguyệt – cầu Ánh Sao (phường Tân Phú, Tân Phong) đề xuất lập phố đi bộ với 9.000m2. Đồng thời, duy trì hoạt động phố đi bộ và ẩm thực, thương mại trên tuyến đường Tôn Dật Tiên (đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến cầu Ánh Sao) và khu ẩm thực trên mặt hồ Bán Nguyệt. Thời gian hoạt động phố đi bộ này tối thiểu từ 18:00 – 24:00. Thời gian thí điểm là 1 năm.

Còn ở đường số 11N – khu cư xá Ngân Hàng (phường Tân Thuận Tây), cơ quan chức năng đề xuất lập phố đi bộ, thương mại – ẩm thực với thời gian hoạt động từ 18:00 – 24:00, từ thứ Sáu đến Chủ nhật hằng tuần và các ngày nghỉ, lễ, tết. Thời gian thí điểm là 1,5 năm.

Đặc biệt, cả hai tuyến phố này đều có hoạt động văn hóa dân gian, thể dục thể thao và các chương trình văn hóa văn nghệ nhưng phải kết thúc trước 22:00. Riêng phố thương mại – ẩm thực Sky Garden (phường Tân Phong), đề xuất xây dựng bộ nhận diện và nâng cấp hoạt động mua sắm, ẩm thực, giải trí tại đường Nguyễn Văn Linh – Phạm Văn Nghị – đường số 2 – Bùi Bằng Đoàn. Thời gian hoạt động từ 18:00 – 24:00, thí điểm trong 1,5 năm.

Theo thông tin trên báo Xây Dựng, Chủ tịch UBND TPHCM giao quận 7 chịu trách nhiệm hoàn chỉnh phương án tổ chức, triển khai cụ thể, đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường, kiểm soát hàng gian, giả, kém chất lượng. Đồng thời, không để phát sinh tình trạng tái chiếm vỉa hè, kinh doanh ngoài thời gian quy định và các tuyến đường lân cận; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phát triển các hoạt động kinh tế ban đêm. Các sở, ngành liên quan phối hợp, hướng dẫn UBND quận 7 xây dựng các phương án triển khai cụ thể đảm bảo thiết thực, đạt hiệu quả cao nhất.

Tháng 10-2023, UBND TPHCM đã quyết định phê duyệt kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Thiết kế được chọn là phương án CDN01 có hình tượng lá dừa nước của Liên danh Chodai – Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam. Vị trí xây dựng cầu đi bộ này nằm giữa cầu Ba Son và hầm vượt sông Sài Gòn. Đầu cầu phía quận 1 nằm trong khu vực Công viên bến Bạch Đằng, gần phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đầu cầu TP Thủ Đức nằm tại công viên bờ sông và ngoài ranh khu A, phía Nam quảng trường trung tâm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Về mỹ thuật, cầu có màu trắng chủ đạo, tạo sức hút thị giác dưới ánh nắng mặt trời, đồng thời làm nền chuẩn cho việc chiếu sáng nghệ thuật vào ban đêm, theo Tiền Phong.

Đ.D tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hà Nội: phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm mở xuyên suốt...

0
Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), trong dịp lễ 2-9, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ được mở cửa...

Cải tạo phố đi bộ theo góc nhìn của người làm...

0
Các tuyến phố đi bộ với những nét riêng về văn hoá là những địa điểm thu hút khách du lịch khi đến thăm...

Ngành giao thông không đồng ý cấm xe trên đường Trường...

0
Trước đề xuất cấm xe lưu thông trên đường Trường Sa để làm phố ẩm thực của UBND quận Phú Nhuận, Sở Giao thông...

TPHCM sắp có thêm 1 tuyến phố đi bộ ở trung...

0
Đường Lê Lợi (quận 1, TPHCM) sẽ trở thành phố đi bộ để trở thành điểm đến thu hút khách du lịch và phát...

Vị trí 22 tuyến phố đi bộ dự kiến mở tại...

0
Sở Giao thông Vận tải TPHCM vừa đề xuất triển khai 22 tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm thành phố từ...

Hà Nội sắp có thêm tuyến phố đi bộ thứ 5

0
(SGTT) - UBND quận Hoàng Mai vừa cho biết, theo đề án tổ chức tuyến phố đi bộ đã được UBND TP Hà Nội...

Kết nối