Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024

TPHCM “giải thể” hai bệnh viện điều trị Covid-19

(SGTT) – Theo Sở Y tế TPHCM, từ ngày 28-9, bệnh viện quận 7 và bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi là hai cơ sở đầu tiên chuyển đổi từ điều trị Covid-19 trở về công năng khám chữa bệnh thông thường.

Báo điện tử Vietnamnet dẫn lời Sở Y tế TPHCM thông tin, những ngày qua, công tác khử khuẩn tại hai bệnh viện trên được thực hiện nhiều lần để đảm bảo “sạch virus” trước khi tiếp nhận điều trị bệnh nhân thông thường trở lại.

Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi vệ sinh khử khuẩn toàn bệnh viện, sắp xếp và bố trí lại các buồng bệnh sẵn sàng phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân từ ngày 28-9. Ảnh: Sở Y tế TPHCM.

Trong khi đó, báo điện tử Vnexpress thông tin thêm, dù đã trở lại công năng khám chữa bệnh thông thường nhưng cả hai bệnh viện này vẫn duy trì một khu cách ly cho người bệnh có kết quả dương tính Covid-19 thông qua phát hiện sàng lọc. Những người bệnh này sẽ điều trị tạm thời tại khu cách ly của bệnh viện và điều chuyển đến các cơ sở y tế điều trị Covid-19.

Cụ thể, cả hai bệnh viện vẫn phải giành 10-20 giường, có đầy đủ bình oxy có thể cấp cứu ban đầu các F0 đang cách ly, theo dõi tại nhà trên địa bàn trở nặng chuyển đến. Sau đó, bệnh viện sẽ liên hệ để chuyển bệnh nhân đến nơi điều trị chuyên sâu.

Theo lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, trong gần 5 tháng chống dịch, gần 100 bệnh viện trên địa bàn thành phố đã và đang tham gia điều trị Covid-19. Thành phố cũng lần đầu huy động tổng lực nguồn nhân lực từ tất cả bệnh viện trên địa bàn tham gia thu dung và điều trị Covid-19.

Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, ngay khi có những tín hiệu lạc quan bắt đầu kiểm soát được dịch, thành phố đã chuẩn bị lộ trình phục hồi công năng ban đầu của các bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh thông thường cho người dân.

Sau ngày 30-9, người dân TPHCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai không được ra khỏi khu vực

Theo báo Tuổi trẻ, tại buổi làm việc của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với các tỉnh khu vực miền Nam và Tây Nguyên nhằm bàn phương án đi lại của người dân khi TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An khi các tỉnh – thành phố này từng bước mở cửa; hầu hết các địa phương đều đề xuất người dân từ 4 tỉnh – thành phố này không ra khỏi khu vực sau ngày 30-9.

Hầu hết các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên đề xuất người từ TPHCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai không ra khỏi khu vực để phòng chống dịch. Ảnh: tuoitre.vn

Theo các tỉnh trong khu vực này, mặc dù thời gian qua, giữa các địa phương trong vùng đã có sự phối hợp để đưa người dân về quê an toàn nhưng cũng có tình trạng người dân về tự phát.

Điều này phần nào đã gây khó khăn cho các tỉnh vì nhiều địa phương, tỷ lệ tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 còn thấp, lực lượng y tế mỏng nên rất khó khăn trong kiểm soát.

Vì thế, sau ngày 30-9, khi TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An từng bước mở cửa, lãnh đạo hầu hết các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên thống nhất kiến nghị Chính phủ có Chỉ thị yêu cầu 4 tỉnh – thành phố này vẫn giữ nguyên các biện pháp kiểm soát như hiện nay, không để người dân tự phát đi về các địa phương.

Báo Tuổi trẻ cũng dẫn lời Bộ Y tế, thời gian qua, đơn vị này cũng chủ yếu dồn lượng vắc-xin Covid-19 phân bổ cho 4 tỉnh – thành phố trên trong khi nhiều tỉnh khác tỷ lệ tiêm vắc-xin còn thấp, nguy cơ lây nhiễm còn cao.

Dự kiến, trong khoảng một tháng nữa, khi lượng vắc-xin ưu tiên phân bổ cho các tỉnh, thành trong khu vực nhiều, tỷ lệ tiêm vắc-xin của các tỉnh, thành khác cao lên sẽ tạo điều kiện để người dân đi lại.

Ngày 28-9, thêm 4.583 ca nhiễm Covid-19 trong nước; giảm hơn 50% so với hôm trước

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 17:00 ngày 27-9 đến 17:00 ngày 28-9, trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.583 ca nhiễm mới, giảm hơn 50% so với hôm trước; trong đó có 717 ca trong cộng đồng.

Tư vấn trước khi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại TPHCM. Ảnh: Minh Duy

Tại Bình Dương 2.575 ca, Đồng Nai 787 ca, TPHCM 377 ca, An Giang 232 ca, Long An 159 ca, Kiên Giang 70 ca, Tây Ninh 55 ca, Cần Thơ 52 ca, Bình Thuận 48 ca, Tiền Giang 38 ca, Khánh Hòa 35 ca, Ninh Thuận 16 ca, Bình Phước 15 ca, Quảng Bình 15 ca, Đắk Lắk 14 ca, Hậu Giang 11 ca, Hà Nam 11 ca, Cà Mau 10 ca, Vĩnh Long 8 ca, Trà Vinh 7 ca, Đồng Tháp 7 ca, Hà Nội 6 ca, Đắk Nông 5 ca, Bình Định 5 ca, Quảng Ngãi 5 ca, Quảng Trị 4 ca, Phú Yên 3 ca, Bà Rịa – Vũng Tàu 3 ca, Quảng Ninh 2 ca, Bến Tre 2 ca, Quảng Nam 2 ca, Đà Nẵng 2 ca, Bắc Giang 1 ca, Bạc Liêu 1 ca.

Trong 24 giờ qua, TPHCM cũng thực hiện xét nghiệm tầm soát cộng đồng bằng kỹ thuật test nhanh kháng nguyên tại vùng nguy cơ cao và nguy cơ rất cao, kết quả ghi nhận 3.417 trường hợp dương tính với test kháng nguyên nhanh.

Kể từ ngày 27-4-2021 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 766.110 ca, trong đó có 554.762 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 14 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Lạng Sơn.

Nguyễn Nam tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui – bí quyết...

0
(SGTT) - "Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui" là câu châm ngôn khái quát phương thức để có một cơ thể khoẻ...

Phát hiện ca nhiễm cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam

0
Theo Cục Y tế dự phòng, ca mắc cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 37 tuổi, có bệnh lý...

Tháng 3, cả nước có gần 400 người bị ngộ độc...

0
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, riêng trong tháng 3-2024, cả nước xảy ra sáu vụ ngộ độc thực phẩm, khiến...

Collagen tự nhiên đến từ những thực phẩm ăn hằng ngày

0
(SGTT) - Collagen là một loại protein tốt cho sức khỏe con người thông qua việc cải thiện sức khỏe tim mạch, cơ bắp...

Tắm nước nóng Ofuro: bí quyết đẹp da và sống thọ...

0
(SGTT) - Người Nhật tắm nước nóng nhiều hơn bất kỳ người nào khác trên thế giới. Tắm là một phần quan trọng trong...

Phát động cuộc thi ảnh, video ‘Việt Nam hạnh phúc’ năm...

0
(SGTT) - Nhằm lan tỏa vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam, ngày 20-3-2024, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và...

Kết nối