Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024

Thoáng chút hương đồng gió nội cùng cá chạch chiên giòn cuốn lá lốt

(SGTT) – Cá chạch không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng mà từ nó còn chế biến thành những món ăn hấp dẫn. Trong đó, cá chạch chiên giòn cuốn lá lốt là món ăn hài hòa bởi sự hòa quyện các hương vị nấu cùng.
Ảnh minh họa: Yummy TV

Chạch đồng bổ dưỡng, khó bắt nên luôn được xem là đặc sản, dân sành ăn, nhà hàng thường mua với giá cao ngay khi được bắt lên bờ. Vì thế, chạch bán ở chợ quanh năm hiện nay chủ yếu chạch nuôi, to đẹp, béo ngậy, nhưng thịt không ngọt, săn chắc như chạch đồng. Kết hợp cùng lá lốt bằng phương pháp chiên giòn, món chạch chiên giòn cuốn lá lốt hữa hẹn giúp bữa cơm gia đình trở nên thú vị hơn.

Nguyên liệu

  • Cá chạch 800g
  • Hành tây 2 củ
  • Ớt chuông 2 trái
  • Chanh 2 trái
  • Lá lốt 100g
  • Muối hạt một muỗng cà phê
  • Nước mắm 1 muỗng canh
  • Màu dầu điều 1 muỗng canh
  • Dầu ăn 200 ml
  • Bột mì đa dụng 1 muỗng canh
  • Gia vị thông dụng 1 ít (muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay)

Cách làm

Bước 1: Sơ chế cá: Cá chạch mua về còn tươi, sống sơ chế bằng cách cho cá chạch vào 1 cái nồi to. Sau đó đổ nước nóng vào, đậy nắp lại trong 2 – 3 phút. Cá gặp nước nóng sẽ cựa quậy và ma sát với nhau, sẽ làm lớp nhớt bên ngoài cá giảm đi đáng kể. Sau đó, cho muối hạt và vắt 2 trái chanh vào, chà xát thật kỹ bên ngoài của những con cá chạch trong vòng 5 – 10 phút. Khi cảm thấy cá chạch đã hết nhớt thì rửa cá lại thật sạch và để ráo.

Bước 2: Ướp cá: Ướp cá với 2 mcf hạt nêm, 2 mcf muối, 2 mcf nước mắm, 2 mcf bột ngọt, 2 mcf tiêu và 2 mc dầu màu điều. Cho thêm 2 củ hành tây bào nhỏ hoặc xay nhỏ rồi vắt lấy nước, trộn đều lên. Sau đó, cho 2 mc bột mì đa dụng vào, trộn đều. Để 15 phút để gia vị ngấm đều.

Bước 3: Chiên cá và lá lốt: Bắc một cái chảo lên bếp và cho vào 200ml dầu ăn, đun nóng. Khi dầu ăn đã nóng, cho cá chạch đã ướp vào, chiên vàng. Sau đó vớt ra, để ráo dầu. Tiếp tục lặp lại thao tác chiên cá lần 2 để giòn hơn. Khi cá chín, cho lá lốt cắt nhỏ và ớt chuông cắt sợi vào và chiên trong 2-3 phút thì vớt ra. Nước chấm có thể là xì dầu trộn mù tạt vắt chanh hoặc nước mắm thông thường.

Cách chọn lá lốt tươi: Chọn lá lốt bánh tẻ, lá to đều, dày lá, màu sậm, chọn những lá còn nguyên vẹn, không bị rách. Chọn lá có mặt bên dưới lá sáng bóng và không bị lốm đốm đen hoặc úa vàng, lá còn tươi, còn nguyên cuốn hoặc nguyên cành.

Nguyễn Hưng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Làm mới mâm tiệc gia đình từ thực phẩm nhập khẩu...

0
(SGTT) - Trong khuôn khổ Giao lưu đầu bếp Kỳ 14 do Sài Gòn Tiếp Thị vừa tổ chức sáng 21-4 tại Meizan, quận...

Trổ tài đầu bếp làm món ăn Việt lọt top 100...

0
(SGTT) - Mới đây, chuyên trang ẩm thực thế giới – Taste Atlas – đưa ra danh sách 100 món ăn vặt ngon nhất...

Nâng cấp mâm tiệc gia đình với hai món ăn từ...

0
(SGTT) - Trong nhóm thực phẩm nhập khẩu, bào ngư Hàn Quốc, ốc Bulot và sò điệp Nhật là những mặt hàng giá trị....

Bỏ túi 2 công thức món ăn giao thoa ẩm thực...

0
Trong khuôn khổ chương trình Giao lưu đầu bếp số 12 do Sài Gòn Tiếp Thị vừa tổ chức, anh Nguyễn Minh Nhanh, Giảng...

Công thức hai món ăn giao thoa ẩm thực vùng miền...

0
(SGTT) - Thịt bò là thực phẩm thường được các đầu bếp ứng dụng trong nhiều món ăn, từ phong cách ẩm thực vùng...

Quản trị viên nhóm Ăn ngon nấu khéo bày cách làm...

0
(SGTT) - Những ngày gần đây, không khí TPHCM trở lạnh vào mỗi giấc sáng hay tối, báo hiệu mùa Giáng sinh cận kề....

Kết nối