Thứ Ba, Tháng Năm 7, 2024

Thêm 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo Báo Điện tử Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố các quyết định ghi danh 12 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, 12 di sản trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công nhận nằm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái và thành phố Hà Nội.

Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang . Ảnh: TL

Tại Tuyên Quang có 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công nhận, bao gồm tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình; Lễ hội truyền thống Lễ hội Đình Hồng Thái, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương; Tri thức dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tri thức về cọn nước của người Tày, xã Trung Hà, xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, xã Côn Lôn huyện Na Hang, xã Phúc Yên huyện Lâm Bình; Tri thức dân gian, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày, xã Lăng Can, xã Hồng Quang, xã Khuôn Hà, xã Thượng Lâm, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình

Tại Điện Biên cũng có 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công nhận, gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật múa của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng, huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông; Tri thức dân gian Nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì, xã Sín Thầu, xã Leng Su Sìn, xã Sen Thượng, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé và Nghề thủ công truyền thống Nghề rèn của người Mông.

Nghệ thuật Khèn của người Mông huyện Mù Cang Chải. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái

4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia còn lại gồm Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn; Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng;  Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Khèn của người Mông, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và Lễ hội truyền thống Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ, Phường Bưởi, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Đăng Huy

Theo Báo Điện tử Chính phủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thăm bảo vật quốc gia ‘ông Đen, ông Đỏ’ ở Bình...

0
(SGTT) –  Hai tượng Hộ Pháp chùa Nhạn Sơn (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) mà dân gian quen gọi là tượng "ông...

Di tích Bến tàu không số Lộ Diêu nhìn từ trên...

0
(SGTT) - Bến Lộ Diêu là một trong những điểm tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chi viện cho miền Nam bằng đường...

Khám phá nghề làm Hẩu của người Hoa ở Bình Dương

0
(SGTT) - Hẩu được xem là linh vật của người Hoa Phước Kiến ở Bình Dương. Theo dòng chảy thời gian, người Hoa Phước...

Khám phá Văn Miếu – Quốc Tử Giám về đêm

0
(SGTT) - Bằng việc sử dụng công nghệ 3D Mapping, phối hợp cùng kỹ thuật dàn dựng ánh sáng và âm thanh, Văn Miếu...

Tìm về trận địa pháo cổ lớn nhất Đông Dương ở...

0
(SGTT) - Với hơn 100 năm tồn tại, trận địa pháo núi Lớn ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...

Góc văn hóa Chăm tại Hội An thu hút khách quốc...

0
(SGTT) – Sau khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm một không gian văn hoá Chăm...

Kết nối