Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Thắc mắc mùa dịch: Tiếp nhận thông tin đúng cũng là cách phòng Covid hiệu quả

(SGTT) – Khi bạn gõ từ khóa “Covid-19” trên Google, chỉ trong vòng một giây, bạn đã nhận được gần 5 tỉ kết quả liên quan. Chọn nhấp vô tin tức nào để đọc, đó là quyền của bạn, tuy nhiên nếu cái click chuột ấy chọn vô những trang báo không chính thống, không đáng tin cậy, thì nhận thức của bạn sẽ bị sai lệch, dẫn đến nhiều hành động không đúng đắn, điều đó gây ảnh hưởng đến chính bạn và những người xung quanh.

Cụ thể, trong những câu hỏi mà bạn đọc gửi về cho chương trình Thắc mắc mùa dịch, có hai trường hợp đã minh chứng cho hậu quả của “một cái click nhầm” trên các trang mạng xã hội, trang tin tức không chính thống.

Trường hợp đầu tiên, bạn đọc cho biết “Mẹ tôi sợ Covid-19 nên ngày nào cũng lên Facebook xem các video chia sẻ cách trị bệnh Covid tại nhà. Chưa kiểm tra tính đúng sai, bà đã bắt cả nhà làm đủ thứ biện pháp trị Covid-19, chẳng hạn, bắt buộc cả nhà 1 ngày súc miệng nước muối 3 lần, nước súc miệng 2 lần, thiếu một lần cũng không được, hay uống nước tỏi, nước gừng mỗi ngày”.

Trường hợp tiếp theo, bạn đọc kể về tình trạng của chú mình, “Chú tôi thuộc diện được ưu tiên tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, nhưng vì nghe tin tức có nhiều bệnh nhân tử vong vì Covid-19 mà không có bệnh lý nền, nên chú sợ đi tiêm lỡ đâu xảy ra chuyện không may. Vậy làm sao để tôi trấn an tinh thần chú và khuyên chú nên đi tiêm?”

Trả lời những thắc mắc trên của bạn đọc, bác sĩ Chuyên khoa II Trần Minh Khuyên, khoa Tâm Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM lý giải, thời điểm hiện tại, nhiều người có thời gian rảnh hơn để coi tin tức, cộng thêm với tâm lý lo lắng dịch bệnh, nên họ dễ bị thu hút bởi những đường link chia sẻ trên mạng xã hội, trên báo hoặc các phương tiện truyền thông khác về những vấn đề như chăm sóc sức khỏe mùa dịch, cách chữa trị Covid-19 tại nhà, làm sao để nâng cao đề kháng… Đây là những thắc mắc, nỗi lo không của riêng ai mà là vấn đề chung của tất cả mọi người trong mùa dịch này.

Tuy nhiên, nếu may mắn, bạn sẽ nhận được những thông tin đúng đắn, còn nếu chẳng may chọn đọc thông tin sai lệch, chưa qua kiểm chứng hoặc trên những trang tin tức không chính thống, bạn sẽ gây ảnh hưởng đến chính bản thân và gia đình cả về sức khỏe lẫn tâm lý như hai trường hợp kể trên.

Bác sĩ Khuyên cũng ví dụ về “phương pháp uống nước ấm với chanh, sả, gừng, mật ong càng nhiều sẽ càng nâng cao đề kháng” đang xôn xao trên các trang tin tức dạo gần đây. Bác sĩ lý giải, vốn dĩ, các nguyên liệu được kể trên đã có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng, thậm chí có người thay luôn nước uống hằng ngày, thì ” từ có lợi sẽ trở thành có hại” cho sức khỏe của bạn.

Hoặc với trường hợp “bổ sung vitamin C mỗi ngày để nâng cao đề kháng”, mọi người đổ xô nhau đi mua chanh, viên sủi, hoặc thuốc về để uống, điều đó hoàn toàn gây hại cho sức khỏe của bạn, dễ dẫn đến các triệu chứng về tim mạch, về tiêu hóa, thậm chí là sỏi thận…

Đối với trường hợp thứ hai lo lắng không tiêm vắc-xin của một bạn độc giả, người nhà nên trấn an tinh thần của chú ấy bằng cách đưa ra các tác hại nếu không tiêm ngừa vắc-xin. Bác sĩ Khuyên cũng cho biết thêm “bất cứ một loại thuốc nào cũng tồn tại xác suất nhỏ rủi ro”, nhưng trước khi được tiêm, sẽ có các bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn, đưa ra lời khuyên về tình trạng hiện tại của người tiêm nên có thể hoàn toàn yên tâm. Hoặc dẫn chứng cho họ thấy các trường hợp là người lớn tuổi, đi tiêm vẫn an toàn. Cứ như vậy, mỗi ngày một chút, động viên, chia sẻ để họ yên tâm hơn, bớt lo âu, căng thẳng.

Kết luận lại, bác sĩ Khuyên chia sẻ, tin tức là vô hạn, nhưng chúng ta nên tiếp nhận những tin tức một cách có chọn lọc. Cần phải tỉnh táo, không nên quá vội vàng tin tưởng và làm theo, đặc biệt là những thông tin từ các trang không chính thống, chưa qua kiểm chứng để tránh làm hại bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Phùng My

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

Thơm lừng góc chợ Phạm Văn Hai với tô bánh đa...

0
(SGTT) - Bánh đa là sợi bánh thân quen trong một số món ăn của người dân Hải Phòng. Theo dòng chảy văn hóa...

TPHCM: sẽ đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro...

0
(SGTT) - Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM, để dọn mặt bằng làm tuyến metro số 2, hơn 400 cây xanh...

Buýt vi vu: Tìm về 4 hội quán của người Hoa...

0
(SGTT) - Vi vu cùng tuyến buýt số 1, du khách có thể khám phá các hội quán của người Hoa ở quận 5...

Đang lắp đặt trạm dừng chân tạm trên tuyến cao tốc...

0
(SGTT) - Theo ghi nhận Kinh tế Sài Gòn Online, trên tuyến cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang đang có nhiều điểm thi...

Các hãng hàng không tăng tải, ngành đường sắt ‘cháy’ vé...

0
(SGTT) - Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tới đây, các hãng hàng không sẽ tăng hơn 100 chuyến bay/ngày để đáp ứng nhu...

Kết nối