Thứ Năm, Tháng Mười 3, 2024

Ra mắt sách về nghề điều dưỡng, những người hy sinh thầm lặng vì bệnh nhân

(SGTT) - Điều dưỡng viên là những “thiên thần ẩn mặt” của ngành y tế, họ luôn là người ít được nhắc đến trong những thành công y khoa, trong những câu chuyện lớn về y tế. Không những vậy, tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân khi đã điều trị khỏi và xuất viện chỉ nhớ đến bác sĩ, còn điều dưỡng luôn là cái bóng thầm lặng.

Ngày 30-5, tại buổi ra mắt dự án sách "Những đóa hoa kiên cường - Chuyện nghề điều dưỡng" diễn ra tại TPHCM, trải lòng về nghề điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân, chị Trần Ngọc Lê, điều dưỡng trưởng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, chia sẻ đa số người Việt vẫn còn suy nghĩ điều dưỡng là phụ tá, giúp việc cho bác sĩ chứ không phải người góp phần hồi phục sức khỏe người bệnh. Hầu hết người bệnh khi xuất viện cũng chỉ nhớ bác sĩ, còn điều dưỡng chỉ là cái bóng thầm lặng.

Vì vậy, buồn tủi là cảm giác mà đa số các điều dưỡng viên từng trải qua khi chăm sóc cho bệnh nhân. Hy vọng một ngày những người làm nghề điều dưỡng tại Việt Nam được mọi người công nhận sự đóng góp, chị Ngọc Lê mong muốn.

Cùng nói về định kiến xã hội với nghề này, chị Lê Thị Kim Luyến, người đã gắn bó với nghề điều dưỡng hơn 11 năm, chia sẻ lúc bắt đầu vào nghề, chị rất tủi thân vì đa số người bệnh lẫn người nhà sẽ chú trọng, tôn vinh bác sĩ hơn là người làm nghề điều dưỡng. Có nhiều người không thấu hiểu và rất xem thường nghề điều dưỡng.

Do đó, chị Luyến mong muốn mọi người có cái nhìn khách quan hơn về nghề điều dưỡng bởi đây là nghề độc lập; người điều dưỡng cũng có tiếng nói riêng của mình, có thể góp ý, hỗ trợ cho bác sĩ để đạt đến mục đích cuối cùng là cứu người.

Chị Lê Thị Kim Luyến, người đã gắn bó với nghề điều dưỡng hơn 11 năm, tâm sự những kỉ niệm khó quên trong quá trình làm nghề tại buổi ra mắt dự án sách.

Chia sẻ về quá trình làm nghề, chị Phạm Thị Bích Thủy, điều dưỡng của khoa thận - tiết niệu, tâm sự vừa đi thực tập đã bị bệnh nhân quát "làm tao đau, tao đánh mày đó". Có nhiều lần nước mắt chị lăn dài trên má vì áp lực gia đình, công việc, bất lực khi chứng kiến bệnh nhân ra đi. Bản thân chị mong ước nhận được sự hỏi thăm của người bệnh; tuy đơn giản nhưng đó chính là sự động viên rất lớn để tiếp tục với nghề.

Tâm sự về con đường gian nan khi theo đuổi nghề này, chị Trần Thị Ánh Mỹ, làm việc tại khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện, bồi hồi kể lại khi nghe con báo sẽ chọn thi ngành điều dưỡng, chị đã bị cha đánh, không đồng ý cho học và nói rằng nghề này không khác gì người giúp việc. May mắn sau đó, chị vẫn quyết tâm theo học và vượt qua bao khó khăn để có nghề nghiệp ổn định, khiến người cha sau đó phải hối hận thay đổi suy nghĩ.

Cuốn sách "Những đóa hoa kiên cường - Chuyện nghề điều dưỡng" kể về những hy sinh thầm lặng, đẹp như những đóa hoa, đem yêu thương mà dựng nên đời của người điều dưỡng, đặc biệt trong đợt dịch Covid-19 cam go vừa qua. Ảnh: Minh Thảo

Thấu hiểu điều dưỡng viên là những “thiên thần ẩn mặt” của ngành y tế, họ luôn tận tụy chăm sóc, trao yêu thương và đồng hành cùng người bệnh vượt qua nỗi đau bệnh tật, đặc biệt là trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đã thực hiện dự án sách "Những đóa hoa kiên cường - Chuyện nghề điều dưỡng", với mong muốn kể về hành trình khó khăn, song cũng đầy nỗ lực và cố gắng phi thường của mỗi điều dưỡng để có thể tạo ra những khoảnh khắc kỳ diệu.

Thông qua những bài viết và hình ảnh trực quan, người đọc dần dần được khám phá những câu chuyện chân thật, đời thường, những trăn trở và thách thức nghề nghiệp mà mỗi người điều dưỡng đã trải qua để có thể tự cân bằng cảm xúc bản thân, bao dung cho các số phận, lan tỏa tình yêu sự sống và tinh thần tích cực đến người bệnh.

Không chỉ lột tả những chuyện nghề giữa đời thường, cuốn sách còn giúp người đọc thấu hiểu và trân quý nỗi vất vả, nhọc nhằn của người điều dưỡng giữa tâm dịch Covid-19. Đó là giữa những ngày cả TPHCM và một số khu vực phía Nam như Đồng Nai và Bình Dương phải gồng mình trong cơn dịch, hàng trăm điều dưỡng của các bệnh viện công và tư đã chính thức bước vào cuộc chiến sinh tử.

Minh Thảo

Theo bà Lê Ngọc Anh Phượng, Giám đốc truyền thông, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, hiện nay nghề điều dưỡng phải đối mặt với nhiều định kiến xã hội, khiến nhiều người e ngại khi chọn ngành này.Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ trung bình điều dưỡng trên 10.000 dân của Việt Nam là 11,4. Tỷ lệ này chưa bằng một nửa so với toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 50.000 điều dưỡng để đảm bảo đáp ứng tốt cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối